- Woa! Đây quả nhiên là kiến thức vô cùng thú vị về kiến thức sinh sản các ấy ạ.
Phần lớn tinh trùng đều "chết ngạt" trong môi trường axit của âm đạo.
1. Thời gian tinh trùng lưu lại trong đường sinh sản của XX
- Độ pH trong âm đạo thường rơi vào khoảng 3.5 - 4, mặc dù trên lý thuyết chỉ có một tinh trùng sống có thể thụ tinh, nhưng thực tế môi trường axit "khắc nghiệt" trong âm đạo khiến cho phần lớn tinh trùng vào được âm đạo chưa nhiều thì đã chết hết rồi, cực ít những tinh trùng còn lại may mắn được kéo dài thời gian sống sót là nhờ có lượng tinh dịch làm "đệm", từ đó có cơ hội để thâm nhập vào tử cung và thụ tinh.
- Nếu không có sự hy sinh của lượng lớn tinh trùng, nếu không có lớp đệm tinh dịch để cải thiện môi trường axit trong âm đạo thì một chú tinh trùng đơn độc hoặc mấy chú tinh trùng đi nữa cũng không thể tồn tại được trong môi trường axit “khắc nghiệt” của âm đạo để chờ cho đến lúc được thụ tinh.
- Về cơ bản, thời gian sống của tinh trùng trong âm đạo là: Sau hai tiếng "quan hệ", 90% tinh trùng sẽ chết; sau 36 tiếng, đến cả những con chết cũng không nhìn thấy luôn. Trong âm đạo của người mang thai, độ axit càng mạnh khiến cho tinh trùng chết càng nhanh (dã man con ngan nhỉ, hix ^^).
Tinh trùng hoạt động "dễ chịu" nhất vào thời kỳ trứng rụng.
2. Thời gian tinh trùng sống khắp nơi trong cổ tử cung
- Sự thay đổi nồng độ axit, chất nhầy trong cổ tử cung, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự thâm nhập của tinh trùng. Khi độ pH nhỏ với 6.5, tinh trùng gần như ngừng hoạt động; pH 7, tinh trùng có khả năng thâm nhập nhẹ; pH 7.5, năng lực thâm nhập của tinh trùng ở mức độ bình thường; pH 8, tinh trùng có hẳn hai tiếng để "tha hồ" thâm nhập mạnh.
- Ngoài miệng cổ tử cung có khá nhiều chất nhầy, khiến cho tinh trùng rất khó để có thể thâm nhập vào trong, thậm chí là bị "tử" ngay bên ngoài. Nhất nhầy cổ tử cung khi vừa kết thúc kỳ nguyệt san thường dày và độ dẻo dai lớn; khi kỳ rụng trứng đến gần, vì estrogen trong máu tăng cao nên dịch nhầy nhiều hơn, trong hơn; khi trứng rụng, dịch nhầy càng nhiều, màu trong, tinh trùng dễ thâm nhập hơn cả.
Có thể nói, thời gian sống của tinh trùng trong cổ tử cung là:
- Trong cổ tử cung: Sau khi giao hợp 15 phút, bắt đầu phát hiện thấy tinh trùng trong dịch nhầy cổ tử cung; sau một tiếng, tinh trùng thâm nhập bên trong miệng cổ tử cung.
- Trong tử cung: Sau khi giao hợp một tiếng, tinh trùng xuất hiện trong tử cung; sau 6 tiếng, toàn bộ tinh trùng sống và hoạt động khỏe mạnh; sau 12 tiếng, 5/6 số lượng tinh trùng vẫn còn sống; sau 36 tiếng, 1/4 tinh trùng vẫn tồn tại; sau 3 ngày, tinh trùng thường "ngáp ngoải" không thể sống được nữa. Tuy nhiên, số ít tinh trùng có sức khỏe "vô biên", thời gian sống có thể kéo dài hơn nữa.
Tinh trùng hoạt động nhiều nhất trong 14 ngày sau khi thâm nhập được vào ống dẫn trứng. Ảnh: Sina.
3. Thời gian tinh trùng lưu lại trong ống dẫn trứng
Sau khi giao hợp 14 tiếng tinh trùng vẫn sống bình thường; sau 35 tiếng vẫn có tinh trùng sống; phần lớn chúng hoạt động nhiều nhất trong 14 ngày.
(Theo iOne)