Tiểu thuyết Giường Đơn Hay Giường Đôi-full
Lượt xem : |
ai sạn, xoa trán cô, “Sao vậy? Hoa Hoa!”.
Tất cả vỏ bọc trong phút chốc tan tành, nước mắt trào ra. Cô ngẩng mặt lên, dường như cắn nát môi, cuối cùng nói ra những lời nên nói với bố từ hai năm trước.
“Bố, chúng con chia tay rồi... ly hôn rồi...”.
“Cạch” một tiếng, cốc trà bên tay bố đổ xuống bàn, nước trà sánh ra đất, tiếng giọt nước tí tách cùng hỉ nộ ái ố của nhân vật trong ti vi át đi tiếng khóc của Phổ Hoa.
Bố hoàn toàn bất ngờ đến sững sờ, rất lâu sau mới nói ra một câu không hoàn chỉnh. Phổ Hoa nhào lên đùi bố khóc nức nở không thành tiếng, lại lo lắng, lại sợ hãi.
“Bố... Bố...”
Nghe cô khóc gọi như vậy, bố giơ tay định đánh nhưng không nỡ, chỉ có thể vỗ lên lưng cô, hỏi “Các con, mấy đứa này... rốt cuộc... là vì cái gì chứ...”.
Nói xong cũng không nén được mà bật khóc.
Qua nửa đêm, nhà họ Diệp thường ngày vốn ngủ sớm giờ vẫn sáng đèn. Cốc trà trên bàn được thay nước mới, trà nhạt dần, không còn vị gì, chỉ còn hơi nóng lan tỏa.
Phổ Hoa nói lại toàn bộ sự việc từ đầu đến cuối, nghe cô kể xong, bố đứng lên chắp tay sau lưng bước tới ban công đứng tới tận bây giờ. Bóng dáng hơi khom người của bố xuyên qua ánh đèn phòng khách in trên khung kính, khiến Phổ Hoa nghẹn ngào. Bên cạnh cô đặt một cuốn sổ dán những bài báo cũ, bề mặt thấm đẫm một vệt nước trà nhỏ. Bên trong đều là báo cũ vài năm qua, được xếp gọn gàng theo thời gian, hễ là những chỗ có tên đều, được dùng bút chì khoanh lại.Tất cả đều liên quan tới cô và Vĩnh Đạo.
Phổ Hoa ngồi rất lâu, đồ trong tay bị lấy đi mới biết bố đã đứng bên bàn lúc nào, gấp tờ báo xếp sang một bên. Đôi mắt đỏ hằn lên những tia máu, vẻ mệt mỏi xanh xao trên nếp nhăn chồng chất, hoàn toàn không giống một người mới hơn năm mươi tuổi.
Ông kéo tay Phổ Hoa thở dài, trong phút chốc như già đi vài tuổi, chậm rãi vuốt mái tóc rủ xuống hai má Phổ Hoa.
“Hoa Hoa, con đường này, bố không hy vọng con cũng đi. Cãi nhau thì cãi nhau, ầm ĩ thì ầm ĩ, ly hôn không đơn giản như thế, con cũng thấy bố và mẹ rồi đấy, bố thực... không thể để các con cũng như vậy. Các con còn trẻ, có gì thương lượng xem sao, không được thì con ở nhà một thời gian trước đi, đợi hai người đều bĩnh tĩnh rồi nói tiếp... Vĩnh Đạo không phải như con nghĩ, sự việc có lẽ vẫn còn có nước xoay chuyển...không được vậy để bố đi tìm nó nói chuyện...”.
“Bố... đừng... con xin bố đấy!”. Phổ Hoa khó mở miệng về việc Vĩnh Đạo tái hôn, cô thà để bố giữ hình tượng ban đầu của Vĩnh Đạo trong lòng còn hơn cho bố biết Vĩnh Đạo đã lựa chọn người khác, đã có cuộc sống mới rồi.
Cô lại quỳ trên đất, ôm chân bố, cầu xin bố, “Bố... bố đừng tìm anh ấy...”.
“Con nghe bố nói...”. Bố không từ bỏ một tia hy vọng, kêu Vĩnh Đạo qua đây nói xem, nói với bố... con đứng lên đi!”.
Bố kéo Phổ Hoa lên, nhưng cô không thể.
“Bố nói với Vĩnh Đạo, bố hỏi nó vì sao, không thể như vậy được... Bốn năm nay bọn con kết hôn, Vĩnh Đạo như thế nào trong lòng bố rất rõ... Nó sẽ không quyết định tuyệt tình như thế. Một đứa trẻ hiếu thuận như vậy sao có thể ly hôn với con! Tháng trước nữa nó còn nói đợi trời đỡ nóng sẽ đưa bố ra ngoài cho khuây khỏa... còn nói muốn theo bố học đánh cờ...”. Bố càng nghẹn ngào hơn, nước mắt chảy từ khóe mắt xuống nếp nhăn, “Bố vốn nghĩ nếu ngày nào đó bố không còn, thì bên cạnh con ít nhất còn có Vĩnh Đạo để dựa dẫm, bố cũng có thể yên tâm. Các con sao đã...”.
Phổ Hoa lắc tay bố, úp mặt lên lòng bàn tay ấm áp của bố, tìm kiếm sự an ủi. Nước mắt lại chảy, cô như quay về thời thơ ấu, không ngừng tự trách, nhận lỗi sai. “Bố... con sai rồi... con sai rồi... con thực sự sai rồi...bố...”.
Bố chỉ lắc đầu, ôm Phổ Hoa, không biết nên nói gì.
Đêm khuya tĩnh lặng, trong phòng khách chỉ còn lại một mình Phổ Hoa, cô lật cuốn sổ dán báo, dụi khóe mắt cay cay, bất cứ lúc nào cũng có thể rơi lệ. Nội dung các bài báo bắt đầu từ hồi trung học, sau đó là đại học, cái tên Vĩnh Đạo từng chút từng chút xuất hiện nhiều hơn, số trang sau này còn nhiều hơn cả cô.Trong đó còn có vài bức ảnh, lúc đầu bọn họ còn bị che kín trong đám bạn học, sau đó là ảnh chụp chung của hai người.
Không thể không nói ra chuyện tái hôn của Vĩnh Đạo, có như vậy bố mới từ bỏ việc thuyết phục, ông trở về phòng ngơ ngẩn hồi lâu, cầm phong thư bọc sổ tiết kiệm đặt lên bàn, mặt không một chút biểu cảm, cũng không còn bi thương, không phán đoán gì thêm nữa, chỉ nói “Trả cái này cho Vĩnh Đạo trước đi...”.
Gấp cuốn sổ lại, Phổ Hoa cất cuốn sổ tiết kiệm trên bàn lại, tiền là Vĩnh Đạo biếu riêng bố, cô không rõ, thấy bố liệt kê chi tiết rõ ràng trên sổ sách cô mới biết, từ sau khi tốt nghiệp đại học, Vĩnh Đạo đã kiên trì tròn sáu năm rồi.
Bố nhất định rất đau lòng, có lẽ còn đau lòng hơn cả cô.
Trong phòng vọng ra tiếng ho của bố, Phổ Hoa bước tới gõ cửa, bố không trả lời.
Trở lại tắt đèn, cô kéo chiếc chăn bố phủ trên ghế sofa đắp lên người, nằm trong phòng khách chịu đựng một đêm. Đêm đó đối với cô mà nói, giống như rất nhiều đêm trước, rất khó ngủ, nghĩ trước nghĩ sau trằn trọc, trăn trở tới khi trời sáng mới mơ màng ngủ thiếp đi.
Hôm sau khi cô tỉnh dậy, bố đã ra khỏi nhà, trên bàn để sẵn bữa sáng bố mua về cho cô, sữa đậu nành nóng hổi còn đậy nắp, bánh ga tô nhân táo đã được cắt thành miếng nhỏ, trong đĩa còn có bánh trứng gà.
Dưới phong thư còn có mảnh giấy nhắn, nét chữ bố nguệch ngoạc, “Trời lạnh rồi, mặc thêm áo, buổi tối sớm về nhà. Bố”.
Bố chưa đề cập tới chuyện ly hôn, trên giá áo gần cửa treo thêm chiếc khăn quàng cổ cũ mà Phổ Hoa để lại nhà.
Trước khi đi làm, Phổ Hoa đi một vòng trong phòng bố, trên tủ đầu giường để gạt tàn chất đầy đầu thuốc lá đã hút, rõ ràng không chỉ mình cô không ngủ được, lọ thuốc trị ho trống rỗng, quả bóng tập thể dục bố thường mang theo bên mình cũng đặt bên gối.
Bóng lưng hơi còng đó lại xuất hiện trước mặt cô, và tiếng ho cả đêm của ông. cầm quả bóng tập thể dục của bố lên, quấn khăn quàng cổ, Phổ Hoa không kịp ăn sáng đã vội vàng rời khỏi nhà.
3-9
Giống Phổ Hoa mất hai năm mới thích ứng với cuộc sống độc thân, bố cũng cần thời gian để tiêu hóa tin tức ly hôn của bọn họ.
Phổ Hoa về nhà, một mặt ở cùng bố, mặt khác để an ủi ông. Cô dễ dàng nhận ra nỗi buồn không muốn nói ra của bố. Mấy ngày liền bố không xuống tầng chơi cờ, hàng ngày chỉ đứng trên ban công nghe đài, đọc báo, bệnh ho nửa đêm cũng nặng hơn, ngay cả thói quen gói bánh sủi cảo cuối tuần cũng dừng một tuần.
Nhưng Phổ Hoa dường như nhẹ nhõm đi rất nhiều, từ khi nói với bố, cô có thể biểu lộ hỉ nộ ái ố chân thực trước mặt ông, cho dù hiếm khi vui vẻ. Cô thường ra ban công hít thật sâu, mất vài tiếng làm bữa tối thịnh soạn cho bố.
Khi mẹ tranh thủ về nhà, cả nhà ba người cùng thảo luận tương lai của Phổ Hoa, cô không tránh khỏi lại bị mẹ mắng. Lời răn dạy và quở mắng cho dù có cay nghiệt nhiều hơn nữa Phổ Hoa đều có thể nghe được, đến một câu phản bác cô cũng không nói, để mặc mẹ trút giận. Cô gửi tin nhắn nói cho Quyên Quyên mấy lời khó nghe của mẹ, thi thoảng cũng cười cười một cách đau khổ, tự chế giễu chính mình.
Sau khi không cần giả vờ nữa, Phổ Hoa thu dọn dần những thứ đồ trong căn phòng vốn dùng để che đậy chuyện ly hôn, hết thảy đều khóa vào phòng chứa đồ, trên chiếc giường đơn cũng chỉ còn lại một chiếc gối, ghế sofa cũng chỉ còn một đệm dựa, trên giá giày gần cửa ra vào tất cả đều là giày của cô, đến chiếc nhẫn cưới trên tay Phổ Hoa cũng khóa trong ngăn tủ không đeo nữa.
Thời tiết vào thu, bệnh ho của bố biến chuyển tốt hơn, Phổ Hoa dọn về nhà mình, nhưng hàng tối vẫn
không quên gọi điện cho bô, và sô lân vê nhà ăn cơm cũng nhiều lên, số lượng bánh sủi cảo mỗi lần gói cũng ít hơn trước một nửa. Cô thay đổi mẫu bánh để bố vui, cho dù chịu mệt thêm một chút cũng cam lòng.
Mẹ qua nhà Phổ Hoa vài lần, không phải để kiểm tra cuộc sống độc thân của cô thì cũng nói với cô những lời quan tâm mẹ con. Nhưng rốt cuộc mẹ là người đã có một gia đình khác, lời bà khuyên có hay hơn nữa, Phổ Hoa cũng chỉ nghe rồi để đấy, sẽ không làm theo.
Bắc Kinh vào thu vẫn còn cái nóng của mùa hạ, nhưng không oi bức khó chịu. Tạp chí kỳ mới chỗ Phổ Hoa đưa ra thị trường thuận lợi, chuyên mục của Lâm Quả Quả tạo ra phản ứng khá tốt, tòa soạn tổ chức hoạt động bán kèm ký tặng tác phẩm với quy mô nhỏ ở thư viện thành phố, mời vài tác giả trụ cột đến cổ vũ.
Mấy việc công này tuy chiếm khối lượng lớn không gian cá nhân của cô nhưng đã thành công trong việc phân tán sự chú ý của Phổ Hoa, khiến cô lúc nào cũng bận rộn. Điều tiếc nuối duy nhất là lần ký tặng tác phẩm này Lâm Quả Quả không tham gia, bận viết luận văn nên ở lại Thiên Tân, còn may cuối tuần nào cô ấy cũng gửi bản thảo tuần mới đúng thời gian cho Phổ Hoa.
Họ thư từ qua lại không nhiều, thư của Lâm Quả Quả lúc đầu nhẹ nhàng như một học sinh ngoan ngoãn, cuộc thăm dò như có mà cũng như không ở cửa hàng “Mọt sách” ấy cũng không xảy ra nữa. Thế là Phổ Hoa bạo gan hỏi cô ấy vài vấn đề về hôn nhân và nhân sinh quan, câu trả lời của Lâm Quả Quả không phải lập luận to lớn dài dòng, nhưng cô ấy luôn thao thao bất tuyệt viết ra những suy nghĩ để thảo luận với Phổ Hoa. Như vậy Phổ Hoa càng lĩnh hội sâu hơn về chuyên mục của Lâm Quả Quả, so với trước kia cũng hiểu nhiều hơn con người Lâm Quả Quả.
Lâm Quả Quả có rất nhiều gương mặt, hơn nữa nắm vững một cách chuẩn xác khi nào sử dụng gương mặt nào của bản thân. Cô gần như trả lời một cách hoàn hảo những câu hỏi vô cùng kỳ quặc của độc giả, tiếp tục học chương trình tâm lý của mình, ứng phó với biên tập tạp chí như Phổ Hoa, cô ấy còn chăm sóc cậu con trai năm tuổi không rõ bố - Lâm Bác.
Mùa thu năm nay trôi qua nhanh, tâm trạng Phổ Hoa cuối cùng cũng lắng xuống. Cô bắt đầu quàng chiếc khăn bố tìm thấy đi làm, ngồi trong tàu điện ngầm lật quyển tâm lý Lâm Quả Quả thường đọc. Sáng sáng mở cửa sổ, chăm sóc chậu cây nhỏ bên cạnh chỗ ngồi của cô. Trên những cành cây rậm rạp nay chỉ còn lại hai, ba chiếc lá, cũng không còn bóng dáng những chú ve, văn phòng yên tĩnh chỉ nghe tiếng gõ bàn phím, tiếng lật bản thảo của các biên tập. Khi rảnh rỗi, Phổ Hoa mở máy tính thưởng thức ảnh của Vĩnh Bác. Trở thành biên tập phụ trách tác giả chuyên mục nổi tiếng, công việc của Phổ Hoa trở nên rất phong phú, đến Lưu Yến cũng nói, sau mùa thu, sửc sống của cô hồi phục không ít, sắc mặt cũng tốt hơn nhiều, đã nở nụ cười.
Ngày tháng qua đi trong sự bận rộn, quá khứ sẽ không trở lại nữa. Phổ Hoa hiểu rất rõ, khóc cũng qua một ngày, đồng thời cười cũng qua một ngày. Trong tròn hai năm qua, đây là khoảng thời gian Phổ Hoa sống nhẹ nhõm nhất, tuy cũng khó tránh khỏi có lúc buồn bã, sa sút tinh thần, thậm chí nước mắt rơi tràn mi.
Khi tin tức kết hôn của Tiểu Quỷ truyền đến, Phổ Hoa đang ở trong văn phòng phủi bụi bám trên
quyển lịch cũ viết công việc phải làm ở trang mới. Mạch Mạch gửi tin nhắn tới, Thái Hồng cũng gọi điện đến. Đối với bạn bè cùng ký túc xá mà nói, đây có thể gọi là tin vui nhất trong năm.
Phổ Hoa hiếm khi phấn chấn như vậy, cô tích cực tham gia cuộc tụ họp của mọi người, chúc mừng Tiểu Quỷ đính hôn, gặp mặt chú rể tương lai, tham mưu việc lựa chọn áo cưới, bàn bạc lo liệu các nghi lễ. Thời gian đó, Mạch Mạch, Đường Đường, Thái Hồng, Tiểu Quỷ thi thoảng ở lại nhà Phổ Hoa, cộng thêm cả Quyên Quyên việc gì cũng nhiệt tình nữa, sáu người phụ nữ ở cùng nhau không thể nói là không náo nhiệt.
Phổ Hoa là người từng trải, có kinh nghiệm nhất trong số đó, nhưng cô chưa bao giờ lo liệu lễ kết hôn, cũng chưa từng tham gia nghi lễ long trọng. Khi cô và Vĩnh Đạo kết hôn, chỉ đơn giản là đến phòng dân chính đăng ký kết hôn, sau đó mời bạn bè hai bên đến ăn bữa cơm mà thôi. Vì vậy trải qua cả quá trình từ khi đính hôn đến nghi lễ của Tiểu Quỷ, cô cũng lĩnh hội được cảm giác một lần làm cô dâu, có buồn phiền bi thương, nhưng nhiều hơn cả là niềm vui.
Tiểu Quỷ lấy chồng vào mùa đẹp nhất ở Bắc Kinh, trong đám phù dâu không có Phổ Hoa, cô đứng ở hàng thứ nhất những người đến dự buổi lễ, mặc bộ bình thường nhất, mắt nhìn người bạn thân bước lên bàn thờ Chúa, nắm tay chú rể. Ba người bạn thân còn lại làm phù dâu tranh cướp bó hoa cưới đại diện cho hạnh phúc và may mắn, cuối cùng lại để rơi vào tay người ta.
Tối đó, từ nhà mới của Tiểu Quỷ trở về, Phổ Hoa vẫn mặc bộ quần áo đó nằm trên chiếc giường đơn của mình nói chuyện điện thoại với Quyên Quyên, hồi tưởng lại không khí sôi nổi của lễ cưới.
Cúp máy, cô vô công rồi nghề kiểm tra hòm thư. Ảnh đám cưới mà Thái Hồ
Tất cả vỏ bọc trong phút chốc tan tành, nước mắt trào ra. Cô ngẩng mặt lên, dường như cắn nát môi, cuối cùng nói ra những lời nên nói với bố từ hai năm trước.
“Bố, chúng con chia tay rồi... ly hôn rồi...”.
“Cạch” một tiếng, cốc trà bên tay bố đổ xuống bàn, nước trà sánh ra đất, tiếng giọt nước tí tách cùng hỉ nộ ái ố của nhân vật trong ti vi át đi tiếng khóc của Phổ Hoa.
Bố hoàn toàn bất ngờ đến sững sờ, rất lâu sau mới nói ra một câu không hoàn chỉnh. Phổ Hoa nhào lên đùi bố khóc nức nở không thành tiếng, lại lo lắng, lại sợ hãi.
“Bố... Bố...”
Nghe cô khóc gọi như vậy, bố giơ tay định đánh nhưng không nỡ, chỉ có thể vỗ lên lưng cô, hỏi “Các con, mấy đứa này... rốt cuộc... là vì cái gì chứ...”.
Nói xong cũng không nén được mà bật khóc.
Qua nửa đêm, nhà họ Diệp thường ngày vốn ngủ sớm giờ vẫn sáng đèn. Cốc trà trên bàn được thay nước mới, trà nhạt dần, không còn vị gì, chỉ còn hơi nóng lan tỏa.
Phổ Hoa nói lại toàn bộ sự việc từ đầu đến cuối, nghe cô kể xong, bố đứng lên chắp tay sau lưng bước tới ban công đứng tới tận bây giờ. Bóng dáng hơi khom người của bố xuyên qua ánh đèn phòng khách in trên khung kính, khiến Phổ Hoa nghẹn ngào. Bên cạnh cô đặt một cuốn sổ dán những bài báo cũ, bề mặt thấm đẫm một vệt nước trà nhỏ. Bên trong đều là báo cũ vài năm qua, được xếp gọn gàng theo thời gian, hễ là những chỗ có tên đều, được dùng bút chì khoanh lại.Tất cả đều liên quan tới cô và Vĩnh Đạo.
Phổ Hoa ngồi rất lâu, đồ trong tay bị lấy đi mới biết bố đã đứng bên bàn lúc nào, gấp tờ báo xếp sang một bên. Đôi mắt đỏ hằn lên những tia máu, vẻ mệt mỏi xanh xao trên nếp nhăn chồng chất, hoàn toàn không giống một người mới hơn năm mươi tuổi.
Ông kéo tay Phổ Hoa thở dài, trong phút chốc như già đi vài tuổi, chậm rãi vuốt mái tóc rủ xuống hai má Phổ Hoa.
“Hoa Hoa, con đường này, bố không hy vọng con cũng đi. Cãi nhau thì cãi nhau, ầm ĩ thì ầm ĩ, ly hôn không đơn giản như thế, con cũng thấy bố và mẹ rồi đấy, bố thực... không thể để các con cũng như vậy. Các con còn trẻ, có gì thương lượng xem sao, không được thì con ở nhà một thời gian trước đi, đợi hai người đều bĩnh tĩnh rồi nói tiếp... Vĩnh Đạo không phải như con nghĩ, sự việc có lẽ vẫn còn có nước xoay chuyển...không được vậy để bố đi tìm nó nói chuyện...”.
“Bố... đừng... con xin bố đấy!”. Phổ Hoa khó mở miệng về việc Vĩnh Đạo tái hôn, cô thà để bố giữ hình tượng ban đầu của Vĩnh Đạo trong lòng còn hơn cho bố biết Vĩnh Đạo đã lựa chọn người khác, đã có cuộc sống mới rồi.
Cô lại quỳ trên đất, ôm chân bố, cầu xin bố, “Bố... bố đừng tìm anh ấy...”.
“Con nghe bố nói...”. Bố không từ bỏ một tia hy vọng, kêu Vĩnh Đạo qua đây nói xem, nói với bố... con đứng lên đi!”.
Bố kéo Phổ Hoa lên, nhưng cô không thể.
“Bố nói với Vĩnh Đạo, bố hỏi nó vì sao, không thể như vậy được... Bốn năm nay bọn con kết hôn, Vĩnh Đạo như thế nào trong lòng bố rất rõ... Nó sẽ không quyết định tuyệt tình như thế. Một đứa trẻ hiếu thuận như vậy sao có thể ly hôn với con! Tháng trước nữa nó còn nói đợi trời đỡ nóng sẽ đưa bố ra ngoài cho khuây khỏa... còn nói muốn theo bố học đánh cờ...”. Bố càng nghẹn ngào hơn, nước mắt chảy từ khóe mắt xuống nếp nhăn, “Bố vốn nghĩ nếu ngày nào đó bố không còn, thì bên cạnh con ít nhất còn có Vĩnh Đạo để dựa dẫm, bố cũng có thể yên tâm. Các con sao đã...”.
Phổ Hoa lắc tay bố, úp mặt lên lòng bàn tay ấm áp của bố, tìm kiếm sự an ủi. Nước mắt lại chảy, cô như quay về thời thơ ấu, không ngừng tự trách, nhận lỗi sai. “Bố... con sai rồi... con sai rồi... con thực sự sai rồi...bố...”.
Bố chỉ lắc đầu, ôm Phổ Hoa, không biết nên nói gì.
Đêm khuya tĩnh lặng, trong phòng khách chỉ còn lại một mình Phổ Hoa, cô lật cuốn sổ dán báo, dụi khóe mắt cay cay, bất cứ lúc nào cũng có thể rơi lệ. Nội dung các bài báo bắt đầu từ hồi trung học, sau đó là đại học, cái tên Vĩnh Đạo từng chút từng chút xuất hiện nhiều hơn, số trang sau này còn nhiều hơn cả cô.Trong đó còn có vài bức ảnh, lúc đầu bọn họ còn bị che kín trong đám bạn học, sau đó là ảnh chụp chung của hai người.
Không thể không nói ra chuyện tái hôn của Vĩnh Đạo, có như vậy bố mới từ bỏ việc thuyết phục, ông trở về phòng ngơ ngẩn hồi lâu, cầm phong thư bọc sổ tiết kiệm đặt lên bàn, mặt không một chút biểu cảm, cũng không còn bi thương, không phán đoán gì thêm nữa, chỉ nói “Trả cái này cho Vĩnh Đạo trước đi...”.
Gấp cuốn sổ lại, Phổ Hoa cất cuốn sổ tiết kiệm trên bàn lại, tiền là Vĩnh Đạo biếu riêng bố, cô không rõ, thấy bố liệt kê chi tiết rõ ràng trên sổ sách cô mới biết, từ sau khi tốt nghiệp đại học, Vĩnh Đạo đã kiên trì tròn sáu năm rồi.
Bố nhất định rất đau lòng, có lẽ còn đau lòng hơn cả cô.
Trong phòng vọng ra tiếng ho của bố, Phổ Hoa bước tới gõ cửa, bố không trả lời.
Trở lại tắt đèn, cô kéo chiếc chăn bố phủ trên ghế sofa đắp lên người, nằm trong phòng khách chịu đựng một đêm. Đêm đó đối với cô mà nói, giống như rất nhiều đêm trước, rất khó ngủ, nghĩ trước nghĩ sau trằn trọc, trăn trở tới khi trời sáng mới mơ màng ngủ thiếp đi.
Hôm sau khi cô tỉnh dậy, bố đã ra khỏi nhà, trên bàn để sẵn bữa sáng bố mua về cho cô, sữa đậu nành nóng hổi còn đậy nắp, bánh ga tô nhân táo đã được cắt thành miếng nhỏ, trong đĩa còn có bánh trứng gà.
Dưới phong thư còn có mảnh giấy nhắn, nét chữ bố nguệch ngoạc, “Trời lạnh rồi, mặc thêm áo, buổi tối sớm về nhà. Bố”.
Bố chưa đề cập tới chuyện ly hôn, trên giá áo gần cửa treo thêm chiếc khăn quàng cổ cũ mà Phổ Hoa để lại nhà.
Trước khi đi làm, Phổ Hoa đi một vòng trong phòng bố, trên tủ đầu giường để gạt tàn chất đầy đầu thuốc lá đã hút, rõ ràng không chỉ mình cô không ngủ được, lọ thuốc trị ho trống rỗng, quả bóng tập thể dục bố thường mang theo bên mình cũng đặt bên gối.
Bóng lưng hơi còng đó lại xuất hiện trước mặt cô, và tiếng ho cả đêm của ông. cầm quả bóng tập thể dục của bố lên, quấn khăn quàng cổ, Phổ Hoa không kịp ăn sáng đã vội vàng rời khỏi nhà.
3-9
Giống Phổ Hoa mất hai năm mới thích ứng với cuộc sống độc thân, bố cũng cần thời gian để tiêu hóa tin tức ly hôn của bọn họ.
Phổ Hoa về nhà, một mặt ở cùng bố, mặt khác để an ủi ông. Cô dễ dàng nhận ra nỗi buồn không muốn nói ra của bố. Mấy ngày liền bố không xuống tầng chơi cờ, hàng ngày chỉ đứng trên ban công nghe đài, đọc báo, bệnh ho nửa đêm cũng nặng hơn, ngay cả thói quen gói bánh sủi cảo cuối tuần cũng dừng một tuần.
Nhưng Phổ Hoa dường như nhẹ nhõm đi rất nhiều, từ khi nói với bố, cô có thể biểu lộ hỉ nộ ái ố chân thực trước mặt ông, cho dù hiếm khi vui vẻ. Cô thường ra ban công hít thật sâu, mất vài tiếng làm bữa tối thịnh soạn cho bố.
Khi mẹ tranh thủ về nhà, cả nhà ba người cùng thảo luận tương lai của Phổ Hoa, cô không tránh khỏi lại bị mẹ mắng. Lời răn dạy và quở mắng cho dù có cay nghiệt nhiều hơn nữa Phổ Hoa đều có thể nghe được, đến một câu phản bác cô cũng không nói, để mặc mẹ trút giận. Cô gửi tin nhắn nói cho Quyên Quyên mấy lời khó nghe của mẹ, thi thoảng cũng cười cười một cách đau khổ, tự chế giễu chính mình.
Sau khi không cần giả vờ nữa, Phổ Hoa thu dọn dần những thứ đồ trong căn phòng vốn dùng để che đậy chuyện ly hôn, hết thảy đều khóa vào phòng chứa đồ, trên chiếc giường đơn cũng chỉ còn lại một chiếc gối, ghế sofa cũng chỉ còn một đệm dựa, trên giá giày gần cửa ra vào tất cả đều là giày của cô, đến chiếc nhẫn cưới trên tay Phổ Hoa cũng khóa trong ngăn tủ không đeo nữa.
Thời tiết vào thu, bệnh ho của bố biến chuyển tốt hơn, Phổ Hoa dọn về nhà mình, nhưng hàng tối vẫn
không quên gọi điện cho bô, và sô lân vê nhà ăn cơm cũng nhiều lên, số lượng bánh sủi cảo mỗi lần gói cũng ít hơn trước một nửa. Cô thay đổi mẫu bánh để bố vui, cho dù chịu mệt thêm một chút cũng cam lòng.
Mẹ qua nhà Phổ Hoa vài lần, không phải để kiểm tra cuộc sống độc thân của cô thì cũng nói với cô những lời quan tâm mẹ con. Nhưng rốt cuộc mẹ là người đã có một gia đình khác, lời bà khuyên có hay hơn nữa, Phổ Hoa cũng chỉ nghe rồi để đấy, sẽ không làm theo.
Bắc Kinh vào thu vẫn còn cái nóng của mùa hạ, nhưng không oi bức khó chịu. Tạp chí kỳ mới chỗ Phổ Hoa đưa ra thị trường thuận lợi, chuyên mục của Lâm Quả Quả tạo ra phản ứng khá tốt, tòa soạn tổ chức hoạt động bán kèm ký tặng tác phẩm với quy mô nhỏ ở thư viện thành phố, mời vài tác giả trụ cột đến cổ vũ.
Mấy việc công này tuy chiếm khối lượng lớn không gian cá nhân của cô nhưng đã thành công trong việc phân tán sự chú ý của Phổ Hoa, khiến cô lúc nào cũng bận rộn. Điều tiếc nuối duy nhất là lần ký tặng tác phẩm này Lâm Quả Quả không tham gia, bận viết luận văn nên ở lại Thiên Tân, còn may cuối tuần nào cô ấy cũng gửi bản thảo tuần mới đúng thời gian cho Phổ Hoa.
Họ thư từ qua lại không nhiều, thư của Lâm Quả Quả lúc đầu nhẹ nhàng như một học sinh ngoan ngoãn, cuộc thăm dò như có mà cũng như không ở cửa hàng “Mọt sách” ấy cũng không xảy ra nữa. Thế là Phổ Hoa bạo gan hỏi cô ấy vài vấn đề về hôn nhân và nhân sinh quan, câu trả lời của Lâm Quả Quả không phải lập luận to lớn dài dòng, nhưng cô ấy luôn thao thao bất tuyệt viết ra những suy nghĩ để thảo luận với Phổ Hoa. Như vậy Phổ Hoa càng lĩnh hội sâu hơn về chuyên mục của Lâm Quả Quả, so với trước kia cũng hiểu nhiều hơn con người Lâm Quả Quả.
Lâm Quả Quả có rất nhiều gương mặt, hơn nữa nắm vững một cách chuẩn xác khi nào sử dụng gương mặt nào của bản thân. Cô gần như trả lời một cách hoàn hảo những câu hỏi vô cùng kỳ quặc của độc giả, tiếp tục học chương trình tâm lý của mình, ứng phó với biên tập tạp chí như Phổ Hoa, cô ấy còn chăm sóc cậu con trai năm tuổi không rõ bố - Lâm Bác.
Mùa thu năm nay trôi qua nhanh, tâm trạng Phổ Hoa cuối cùng cũng lắng xuống. Cô bắt đầu quàng chiếc khăn bố tìm thấy đi làm, ngồi trong tàu điện ngầm lật quyển tâm lý Lâm Quả Quả thường đọc. Sáng sáng mở cửa sổ, chăm sóc chậu cây nhỏ bên cạnh chỗ ngồi của cô. Trên những cành cây rậm rạp nay chỉ còn lại hai, ba chiếc lá, cũng không còn bóng dáng những chú ve, văn phòng yên tĩnh chỉ nghe tiếng gõ bàn phím, tiếng lật bản thảo của các biên tập. Khi rảnh rỗi, Phổ Hoa mở máy tính thưởng thức ảnh của Vĩnh Bác. Trở thành biên tập phụ trách tác giả chuyên mục nổi tiếng, công việc của Phổ Hoa trở nên rất phong phú, đến Lưu Yến cũng nói, sau mùa thu, sửc sống của cô hồi phục không ít, sắc mặt cũng tốt hơn nhiều, đã nở nụ cười.
Ngày tháng qua đi trong sự bận rộn, quá khứ sẽ không trở lại nữa. Phổ Hoa hiểu rất rõ, khóc cũng qua một ngày, đồng thời cười cũng qua một ngày. Trong tròn hai năm qua, đây là khoảng thời gian Phổ Hoa sống nhẹ nhõm nhất, tuy cũng khó tránh khỏi có lúc buồn bã, sa sút tinh thần, thậm chí nước mắt rơi tràn mi.
Khi tin tức kết hôn của Tiểu Quỷ truyền đến, Phổ Hoa đang ở trong văn phòng phủi bụi bám trên
quyển lịch cũ viết công việc phải làm ở trang mới. Mạch Mạch gửi tin nhắn tới, Thái Hồng cũng gọi điện đến. Đối với bạn bè cùng ký túc xá mà nói, đây có thể gọi là tin vui nhất trong năm.
Phổ Hoa hiếm khi phấn chấn như vậy, cô tích cực tham gia cuộc tụ họp của mọi người, chúc mừng Tiểu Quỷ đính hôn, gặp mặt chú rể tương lai, tham mưu việc lựa chọn áo cưới, bàn bạc lo liệu các nghi lễ. Thời gian đó, Mạch Mạch, Đường Đường, Thái Hồng, Tiểu Quỷ thi thoảng ở lại nhà Phổ Hoa, cộng thêm cả Quyên Quyên việc gì cũng nhiệt tình nữa, sáu người phụ nữ ở cùng nhau không thể nói là không náo nhiệt.
Phổ Hoa là người từng trải, có kinh nghiệm nhất trong số đó, nhưng cô chưa bao giờ lo liệu lễ kết hôn, cũng chưa từng tham gia nghi lễ long trọng. Khi cô và Vĩnh Đạo kết hôn, chỉ đơn giản là đến phòng dân chính đăng ký kết hôn, sau đó mời bạn bè hai bên đến ăn bữa cơm mà thôi. Vì vậy trải qua cả quá trình từ khi đính hôn đến nghi lễ của Tiểu Quỷ, cô cũng lĩnh hội được cảm giác một lần làm cô dâu, có buồn phiền bi thương, nhưng nhiều hơn cả là niềm vui.
Tiểu Quỷ lấy chồng vào mùa đẹp nhất ở Bắc Kinh, trong đám phù dâu không có Phổ Hoa, cô đứng ở hàng thứ nhất những người đến dự buổi lễ, mặc bộ bình thường nhất, mắt nhìn người bạn thân bước lên bàn thờ Chúa, nắm tay chú rể. Ba người bạn thân còn lại làm phù dâu tranh cướp bó hoa cưới đại diện cho hạnh phúc và may mắn, cuối cùng lại để rơi vào tay người ta.
Tối đó, từ nhà mới của Tiểu Quỷ trở về, Phổ Hoa vẫn mặc bộ quần áo đó nằm trên chiếc giường đơn của mình nói chuyện điện thoại với Quyên Quyên, hồi tưởng lại không khí sôi nổi của lễ cưới.
Cúp máy, cô vô công rồi nghề kiểm tra hòm thư. Ảnh đám cưới mà Thái Hồ
Bài viết liên quan!
VỀ TRANG CHỦTải game mobile miễn phí
© Anhhungpro.info wap giải trí tổng họp
Sitemap.html,Sitemap.xml,Ror.xml,Urllist.txtTải game android iphone ipad, Truyện ngắn tình yêu, Tiểu thuyết ngôn tình
45/4867