Tiểu thuyết Sống Chung Với Mẹ Chồng
Lượt xem : |
Lôi vò nát tờ giấy và tấm danh thiếp, ném vào thùng rác, sau đó chải lại đầu tóc rồi đi ra khách sạn.
Đi ra khỏi khách sạn, Hy Lôi ghé quán uống một cốc sữa đậu nành, ăn một suất quẩy, thầm nói với bản thân, cho dù thất vọng đến đâu, cho dù đánh mất người yêu và hôn nhân thì vẫn phải giữ an toàn cho bản thân, vẫn phải tiếp tục một cuộc đời huy hoàng! Không cần phải tỏ ra hoảng loạn, không cần phải tỏ ra bất cần, cũng đừng đánh mất bản thân, hãy nắm giữ vận mệnh của mình trong tay, đừng để tâm trạng gì làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình!
4.
Đã mấy ngày trôi qua, Hứa Bân vẫn bặt vô âm tín, không còn như trước kia, cứ cãi nhau là vội vàng tới xin lỗi. Thời tiết buổi đầu đông âm u, lạnh lẽo, những đám mây nặng nề sà thấp xuống đỉnh đầu khiến cả thành phố bị bao trùm trong một màn sương mù dày đặc khiến trái tim Hy Lôi cũng lạnh lẽo theo, tan làm đi một mình trên đường, đứng chỗ ngã tư, như thể đang đứng trước ngã tư của đời mình. Đèn đỏ rất lâu. Bên cạnh có một người phụ nữ khoảng hơn 30 tuổi đang đạp xe, phía sau đèo một cô gái nhỏ, có lẽ là vừa đón con tan học. Cô bé đó mặt mày thanh tú, khoảng 7, 8 tuổi, líu lo hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, vì sao lại có đèn đỏ, vì sao đèn đỏ lại lâu thế?
Người mẹ trẻ kiên nhẫn trả lời:
- Có đèn đỏ là vì xe và người đi đường đều mệt rồi, thế nên để chúng ta nghỉ ngơi một lát, để người lớn có thời gian nghĩ công việc của mình hôm nay hoàn thành đến đâu rồi, để các bạn nhỏ nghĩ lại, hôm nay mình đã hiểu bài hay chưa?
- À! - Cô bé như hiểu như không, rồi gật gật đầu.
Một câu nói mà khiến cô sực tỉnh. Lời của người phụ nữ đó khiến Hy Lôi nghĩ lại cuộc hôn nhân đang báo động đỏ của mình, cũng giống như việc đứng ở ngã tư đường chờ đèn đỏ quá lâu, vì sao không thể coi đó như một sự nghỉ ngơi vui vẻ, coi như đó là một cơ hội để chau chuốt lại tình cảm, coi như đó là một lần để tâm hồn lắng xuống.
Lời của người phụ nữ khiến tâm trạng Hy Lôi tươi sáng hơn rất nhiều. Đúng thế, vì sao cô cứ phải cau mày thở dài cả ngày như thế? Chi bằng cứ thản nhiên đối mặt, suy nghĩ thật kỹ về cuộc hôn nhân của mình, rốt cuộc là nó có vấn đề gì?
Ở siêu thị trước cổng tiểu khu, Hy Lôi ghé vào mua ít sữa, chuối, trứng gà, rau cho mình, rồi quay về căn nhà lạnh lẽo, bật đèn lên, bật lò sưởi điện, sau đó lại mở máy phát nhạc, nghe một bài hát mà cô thích, cả căn phòng bỗng chốc ấm áp hẳn lên. Vẫn như thường ngày, cô tự nấu bữa tối cho mình, một bữa ăn ngon lành và nóng hổi khiến cả người cô cũng ấm lên.
Lúc chiều tối, bên ngoài rơi mấy bông tuyết nhỏ, cả thành phố lại chìm vào vẻ yên tĩnh như muốn ru người ta vào giấc ngủ. Vang lên tiếng lách cách của chìa khóa, Hứa Bân quay về rồi.
Hy Lôi đang đọc sách, thấy anh về, chẳng buồn ngẩng đầu lên, thái độ rất lạnh lùng. Hứa Bân vào phòng, nhìn xung quanh, có vẻ như chế nhạo:
- Ha ha, một mình cũng tốt lắm mà! Có ăn có uống, ô, còn có sữa, hoa quả, còn nghe nhạc, uống trà sữa, xem ra cũng chẳng khác gì là không có anh.
- Đương nhiên rồi, trên đời này ai rời xa ai cũng có thể sống được! Không có anh, ngày mai mặt trời vẫn mọc, anh không có em, chẳng phải cũng sống tốt đó sao?
Hứa Bân đi lại gần giường, nắm tay Hứa Bân, nhưng bị cô đẩy khẽ ra, mặc dù rất nhẹ nhưng lại có vẻ kiên quyết khiến anh không thể tới gần. Hứa Bân biết, lần này Hy Lôi vẫn chưa nguôi giận.
Đưa tay ra lần nữa lại bị Hy Lôi gạt ra.
- Đừng như thế được không, cả ngày bọn mình cứ thế thì sống chung làm sao được nữa.
Hy Lôi ngẩng đầu lên, lạnh lùng bất ngờ:
- Hứa Bân, anh đừng nói nữa, em không muốn cãi nhau với anh. Bọn mình đều là người lớn rồi, đều biết suy nghĩ rồi. Chúng mình nên bình tĩnh lại, suy nghĩ kỹ xem giữa chúng ta rốt cuộc là làm sao, xảy ra vấn đề gì, nên giải quyết thế nào, đối diện thế nào, chứ không phải như trước đây, cãi nhau, chia tay như trẻ con chơi đồ hàng vậy!
- Được rồi, được rồi, anh không cãi với em, em muốn suy nghĩ, em muốn bình tĩnh, anh cho em thời gian, em nghĩ đi. - Hứa Bân xòe tay, bất lực đi ra ngoài cửa.
Hứa Bân lại đi rồi, Hy Lôi cũng chỉ biết bất lực lắc đầu, cười khổ một cái, căn phòng khôi phục lại vẻ yên tĩnh vốn có. Lại là một đêm dài trong cô độc.
5.
Lại một thứ sáu, đối với đa số những người đi làm mà nói thì đây là một cuối tuần vui vẻ, thoải mái, nhưng Hy Lôi biết, đối với cô, lại là hai người sống trong cô độc hoặc chiến tranh lạnh. Tan làm, cô đi thăm Mai Lạc. Cô ấy đã xuất viện, đang phải vất vả sống trong tiếng khóc của con, tiếng ca thán, chê bai của mẹ chồng và những tiếng thở dài của Tùng Phi. Hy Lôi mua ít chân giò mà Mai Lạc vẫn muốn ăn, mua thêm cả ít quần áo cho đứa nhỏ. Ngồi bên cái giường nhỏ của đứa bé, cô đùa với nó một lát.
- Đóa Đóa, Mai Đóa! Con gái ngoan, gọi mẹ nuôi đi!
Mai Lạc đang pha sữa cho con, cười Hy Lôi:
- Giờ chỉ biết khóc, biết ỉa đái, mệt lắm, từ khi sinh nó tới giờ, tớ chưa ngủ được giấc nào ngon cả, trông cậu bây giờ kìa, còn trẻ măng, không có con tốt hơn! Thực sự nhớ thời gian hai đứa mình sống chung, vô âu vô lo.
- Đúng thế! Tớ cũng nhớ lắm, nhưng thời gian không thể quay ngược lại.
- Được rồi, lát nữa lại mắc bệnh của em Lâm Đại Ngọc bây giờ. Không nói nữa. Lát ở lại ăn cơm nhé!
Bà lão cũng vào phòng, mang cho Mai Lạc một bát mì, cũng giữ Hy Lôi ở lại ăn cơm. Hy Lôi khéo léo từ chối.
Bà lão ra ngoài, Hy Lôi nói khẽ:
- Tớ thấy mẹ chồng cậu cũng đối xử với cậu tốt lắm mà!
- Tốt cái gì, giả vờ thôi, cả ngày cằn nhằn, ca thán, nói là khi nào khỏe lại thì sinh đứa nữa! Trời ơi, tớ mà sinh đứa nữa, thời gian nghỉ đẻ nhiều như thế, không mất việc mới lạ. Sắp điên mất.
Nghe Mai Lạc nói thế, Hy Lôi lại nuốt những nỗi khổ của mình vào lòng.
Về tới nơi ở, cô lê thân thể mệt mỏi lên lầu, trong lúc mơ màng, dường như cô nhìn thấy một cái bóng quen thuộc trước cửa, cái lưng còng, tay sách mấy cái túi nilon, đang nhìn ngó trước cửa. Đó chẳng phài là ông nội của Hứa Bân sao?
Trong phút chốc, Hy Lôi thấy mình như chực khóc. Từ sau khi bà nội qua đời, cô liên tục nảy sinh mâu thuẫn với Hứa Bân và mẹ chồng, bởi vậy lâu lắm rồi không về quê thăm ông nội.
- Ông nội, sao ông lại đến đây? Trời lạnh quá, ông chờ lâu lắm rồi phải không? Sao ông không gọi điện thoại cho con? - Hy Lôi mở cửa, mời ông nội vào phòng ngồi, rồi lại rót cho ông cốc trà nóng.
Ông nội nhìn xung quanh, thở dài:
- Hy Lôi, con về nhà ở đi!
Vừa nghe ông nội tới đây khuyên mình về nhà, lòng Hy Lôi đã chán nản.
- Chuyện của các con ông biết rồi. Nghĩ lại năm xưa, bà nội con và mẹ Hứa Bân cũng cãi nhau ầm ĩ, nghĩ lại cũng thật là, đàn bà làm mẹ chồng, thấy con trai mình cái gì cũng tốt, con gái nhà ai cũng không xứng, rồi kén chọn, moi móc con dâu, nhìn kiểu gì cũng thấy không vừa mắt, không xinh, không thông minh, ít học, trong lòng thì muốn đối xử tốt với con dâu, nhưng hành động thì lại quá hà khắc. Con nói đi, bà nội là người tốt phải không?
Hy Lôi gật đầu:
- Dạ vâng, bà nội rất hiền, rất hiền hòa với mọi người.
- Nhưng một người tốt như thế mà cũng bị mang cái tội danh là mẹ chồng ác. Nói thật lòng, mẹ Hứa Bân năm xưa cũng chịu không ít khổ cực, khi đó suýt nữa thì khiến hai vợ chồng chúng ly hôn. Mẹ Hứa Bân hồi ấy nước mắt nước mũi nói với bố nó là khi nào nó được làm mẹ chồng rồi, chắc chắn nó sẽ đối xử với con dâu như với con gái, không để con dâu chịu một chút khổ sở nào, nhưng cuối cùng thì cũng trở thành một bà mẹ chồng mà nó từng căm ghét. Bây giờ nó kẹp ở giữa, khiến Hứa Bân khó xử. Nhưng con nghĩ lại mà xem, nó là người thế nào, có phải người xấu không?
- Đương nhiên rồi, khách quan mà nói thì mẹ có nhiều ưu điểm, chăm chỉ, hiền thục, biết chăm lo cho gia đình, tâm địa cũng không xấu, đương nhiên không thể nói là người xấu được.
- Thế thì đúng rồi, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu từ xưa đã có, người đều là người tốt, sao làm mẹ chồng thì lại thành kẻ xấu được! Ở bên ngoài ai cũng tài giỏi, sao làm con dâu nhà người ta thì lại bao nhiêu khuyết điểm, đúng không?
Lời của ông nội khiến Hy Lôi cảm thấy rất nhẹ nhàng, bật cười.
- Ông thấy chỉ là vì không thích nghi được với sự thay đổi thân phận của mình thôi. Làm mẹ chồng ai cũng nói là coi con dâu như con gái, nhưng không ai làm được, làm con dâu, ai cũng bảo coi mẹ chồng như mẹ đẻ, nhưng cũng chỉ nói vậy thôi. Mẹ chồng con dâu, một người nịnh, một người lừa, không mâu thuẫn, giống như quan hệ họ hàng thân thích đã là tốt lắm rồi.
Không ngờ ông nội là một người cả đời sống ở quê, lời nói tuy bình thường nhưng lại nhìn vấn đề thấu triệt như thế. Hy Lôi bất giác có cái nhìn khác về ông, trong lòng thầm khâm phục ông, liên tục gật đầu.
Ông nội mang cho cô một ít củ cải khô, đậu cô ve, bí đỏ, khoai lang, tất cả đều là ông tự trồng ở nhà:
- Một mình con sống ở đây cũng phải ăn thật tốt. Đừng làm qua loa. Hứa Bân với mẹ nó để ông nói cho, sau này khi con về nhà ở rồi thì không cho nó nhiều chuyện thế nữa. Được rồi Hy Lôi, nghe lời ông nội, về nhà đi! Nói gì cũng là người một nhà, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân việc gì phải biến thành mâu thuẫn giai cấp. Ha ha...
Lời nói của ông nội khiến Hy Lôi vui vẻ bật cười. Nhìn vào ánh mắt trông ngóng của ông, Hy Lôi gật đầu, nói:
- Dạ vâng, khi nào Hứa Bân sang thì con sẽ bàn lại với anh ấy.
Thấy Hy Lôi đã đồng ý, những nếp nhăn trên trán ông giãn ra, cười vui vẻ.
Tiễn ông nội tới bến xe buýt, nghĩ tới ông nội vì cái nhà này mà một mình ngồi xe buýt cả tiếng đồng hồ để đến khuyên mình, rồi lại ngồi xe một tiếng đồng hồ nữa để về nhà, mọi băng tuyết trong lòng Hy Lôi bỗng dưng tan chảy.
Chương 19: Mưa bão bất ngờ
Sáng sớm, Hy Lôi vẫn chìm trong giấc mộng thì một mùi nước hoa rất nồng sộc vào mũi, mở đôi mắt vẫn còn ngái ngủ, cô thấy một gương mặt đàn ông đang cười tươi ghé lại gần. Hay là lại có trộm, Hy Lôi giật nảy mình ngồi bật dậy, dụi mắt nhìn kỹ, hóa ra là Hứa Bân.
- Anh vào lúc nào thế?
- Một lúc lâu rồi. Ngủ như con heo ý, anh buồn quá, đau lòng quá, em không cần anh nữa, em đã không cần anh nữa rồi.
Hy Lôi quay mặt đi:
- Cần anh thì có tác dụng gì! Thà nuôi con vật nào đó còn hơn!
Hứa Bân giơ túi đồ điểm tâm ra trước mặt, đó là bánh bao nhân dưa chua mà Hy Lôi thích ăn nhất và một cốc trà sữa rất thơm:
- Sao lại vô dụng? Anh còn biết mua điểm tâm, thú cưng có biết không?
Muốn cười, nhưng cô vẫn nghiêm mặt không cười. Hứa Bân đưa tay ra bẹo má Hy Lôi, nói:
- Muốn cười thì cứ cười đi.
Hy Lôi ngoác miệng ra cười, coi như là làm hòa với nhau, trong phút chốc, cô bị Hứa Bân kéo vào lòng, giằng co một hồi rồi cô nằm yên bất động. Anh thở dài, nói bên tai cô:
- Chúng mình làm sao thế? Anh còn muốn mua điểm tâm cho em, rót nước rửa chân cho em, làm nhiều việc cho em lắm! Chúng ta vẫn còn cả đời cơ mà!
- Anh mà còn dữ với em, không quan tâm tới em thì em thực sự không cần anh nữa!
- Thực ra ngày nào anh cũng nhớ em. Bọn mình đừng thế này nữa, được không? - Hứa Bân khẩn cầu.
Hy Lôi gật đầu khe khẽ. Vòng tay của Hứa Bân bất giác mạnh hơn và có gì đó như bất an, khiến cô thấy khó thở. Ai cũng nói “tiểu biệt thắng tân hôn”. Cặp vợ chồng trẻ tuổi lâu ngày không gần gũi nhau, bao nhiêu những điều không vui đều bị bỏ lại phía sau, ham muốn đã dâng lên trong mắt. Hai người lại làm ấm lại chiếc giường.
Vào một buổi sáng vẫn còn hơi lạnh nhưng lại thấm đẫm khí xuân này, hai người đi đến thỏa thuận, Hy Lôi dọn về nhà ở, Hứa Bân về nhà khuyên mẹ mình, đừng cằn nhằn việc sinh con nữa, còn Hy Lôi cũng đồng ý, trong vòng hai năm sẽ hoàn thành tâm nguyện của bố mẹ, còn căn nhà kia, khi nào có lò sưởi đương nhiên sẽ để cho vợ chồng Hy Lôi và Hứa Bân ở.
- Thật không? Anh không lừa em lần nữa chứ?
- Không đâu, không đâu, anh lừa em lúc nào đâu. Chỉ tại em, sau này đừng có ngang ngạnh thế nữa, đối xử với mẹ lịch sự một chút.
- Biết rồi, biết rồi, ông nội nói rồi, một người thì nịnh, một người thì lừa, thế là sẽ sống được.
Hứa Bân hôn khẽ một cái lên trái Hy Lôi:
- Ngoan!
Buổi tối, cả nhà ra ngoài ăn cơm, trên mâm cơm, Hy Lôi ngoan ngoãn gọi “mẹ”, mẹ chồng cũng gắp thức ăn cho Hy Lôi, mặc dù không khí hơi gượng gạo nhưng cũng coi như là hòa thuận, mâu thuẫn đã được hóa giải.
Hôm sau là chủ nhật, Hứa Bân lái xe của cơ quan, cùng Hy Lôi thu dọn đồ đạc ở nhà trọ chuyển về nhà. Đa số đều là quần áo và sách vở của Hy Lôi, cũng không có nhiều đồ lắm. Thu dọn cất đ
Đi ra khỏi khách sạn, Hy Lôi ghé quán uống một cốc sữa đậu nành, ăn một suất quẩy, thầm nói với bản thân, cho dù thất vọng đến đâu, cho dù đánh mất người yêu và hôn nhân thì vẫn phải giữ an toàn cho bản thân, vẫn phải tiếp tục một cuộc đời huy hoàng! Không cần phải tỏ ra hoảng loạn, không cần phải tỏ ra bất cần, cũng đừng đánh mất bản thân, hãy nắm giữ vận mệnh của mình trong tay, đừng để tâm trạng gì làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình!
4.
Đã mấy ngày trôi qua, Hứa Bân vẫn bặt vô âm tín, không còn như trước kia, cứ cãi nhau là vội vàng tới xin lỗi. Thời tiết buổi đầu đông âm u, lạnh lẽo, những đám mây nặng nề sà thấp xuống đỉnh đầu khiến cả thành phố bị bao trùm trong một màn sương mù dày đặc khiến trái tim Hy Lôi cũng lạnh lẽo theo, tan làm đi một mình trên đường, đứng chỗ ngã tư, như thể đang đứng trước ngã tư của đời mình. Đèn đỏ rất lâu. Bên cạnh có một người phụ nữ khoảng hơn 30 tuổi đang đạp xe, phía sau đèo một cô gái nhỏ, có lẽ là vừa đón con tan học. Cô bé đó mặt mày thanh tú, khoảng 7, 8 tuổi, líu lo hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, vì sao lại có đèn đỏ, vì sao đèn đỏ lại lâu thế?
Người mẹ trẻ kiên nhẫn trả lời:
- Có đèn đỏ là vì xe và người đi đường đều mệt rồi, thế nên để chúng ta nghỉ ngơi một lát, để người lớn có thời gian nghĩ công việc của mình hôm nay hoàn thành đến đâu rồi, để các bạn nhỏ nghĩ lại, hôm nay mình đã hiểu bài hay chưa?
- À! - Cô bé như hiểu như không, rồi gật gật đầu.
Một câu nói mà khiến cô sực tỉnh. Lời của người phụ nữ đó khiến Hy Lôi nghĩ lại cuộc hôn nhân đang báo động đỏ của mình, cũng giống như việc đứng ở ngã tư đường chờ đèn đỏ quá lâu, vì sao không thể coi đó như một sự nghỉ ngơi vui vẻ, coi như đó là một cơ hội để chau chuốt lại tình cảm, coi như đó là một lần để tâm hồn lắng xuống.
Lời của người phụ nữ khiến tâm trạng Hy Lôi tươi sáng hơn rất nhiều. Đúng thế, vì sao cô cứ phải cau mày thở dài cả ngày như thế? Chi bằng cứ thản nhiên đối mặt, suy nghĩ thật kỹ về cuộc hôn nhân của mình, rốt cuộc là nó có vấn đề gì?
Ở siêu thị trước cổng tiểu khu, Hy Lôi ghé vào mua ít sữa, chuối, trứng gà, rau cho mình, rồi quay về căn nhà lạnh lẽo, bật đèn lên, bật lò sưởi điện, sau đó lại mở máy phát nhạc, nghe một bài hát mà cô thích, cả căn phòng bỗng chốc ấm áp hẳn lên. Vẫn như thường ngày, cô tự nấu bữa tối cho mình, một bữa ăn ngon lành và nóng hổi khiến cả người cô cũng ấm lên.
Lúc chiều tối, bên ngoài rơi mấy bông tuyết nhỏ, cả thành phố lại chìm vào vẻ yên tĩnh như muốn ru người ta vào giấc ngủ. Vang lên tiếng lách cách của chìa khóa, Hứa Bân quay về rồi.
Hy Lôi đang đọc sách, thấy anh về, chẳng buồn ngẩng đầu lên, thái độ rất lạnh lùng. Hứa Bân vào phòng, nhìn xung quanh, có vẻ như chế nhạo:
- Ha ha, một mình cũng tốt lắm mà! Có ăn có uống, ô, còn có sữa, hoa quả, còn nghe nhạc, uống trà sữa, xem ra cũng chẳng khác gì là không có anh.
- Đương nhiên rồi, trên đời này ai rời xa ai cũng có thể sống được! Không có anh, ngày mai mặt trời vẫn mọc, anh không có em, chẳng phải cũng sống tốt đó sao?
Hứa Bân đi lại gần giường, nắm tay Hứa Bân, nhưng bị cô đẩy khẽ ra, mặc dù rất nhẹ nhưng lại có vẻ kiên quyết khiến anh không thể tới gần. Hứa Bân biết, lần này Hy Lôi vẫn chưa nguôi giận.
Đưa tay ra lần nữa lại bị Hy Lôi gạt ra.
- Đừng như thế được không, cả ngày bọn mình cứ thế thì sống chung làm sao được nữa.
Hy Lôi ngẩng đầu lên, lạnh lùng bất ngờ:
- Hứa Bân, anh đừng nói nữa, em không muốn cãi nhau với anh. Bọn mình đều là người lớn rồi, đều biết suy nghĩ rồi. Chúng mình nên bình tĩnh lại, suy nghĩ kỹ xem giữa chúng ta rốt cuộc là làm sao, xảy ra vấn đề gì, nên giải quyết thế nào, đối diện thế nào, chứ không phải như trước đây, cãi nhau, chia tay như trẻ con chơi đồ hàng vậy!
- Được rồi, được rồi, anh không cãi với em, em muốn suy nghĩ, em muốn bình tĩnh, anh cho em thời gian, em nghĩ đi. - Hứa Bân xòe tay, bất lực đi ra ngoài cửa.
Hứa Bân lại đi rồi, Hy Lôi cũng chỉ biết bất lực lắc đầu, cười khổ một cái, căn phòng khôi phục lại vẻ yên tĩnh vốn có. Lại là một đêm dài trong cô độc.
5.
Lại một thứ sáu, đối với đa số những người đi làm mà nói thì đây là một cuối tuần vui vẻ, thoải mái, nhưng Hy Lôi biết, đối với cô, lại là hai người sống trong cô độc hoặc chiến tranh lạnh. Tan làm, cô đi thăm Mai Lạc. Cô ấy đã xuất viện, đang phải vất vả sống trong tiếng khóc của con, tiếng ca thán, chê bai của mẹ chồng và những tiếng thở dài của Tùng Phi. Hy Lôi mua ít chân giò mà Mai Lạc vẫn muốn ăn, mua thêm cả ít quần áo cho đứa nhỏ. Ngồi bên cái giường nhỏ của đứa bé, cô đùa với nó một lát.
- Đóa Đóa, Mai Đóa! Con gái ngoan, gọi mẹ nuôi đi!
Mai Lạc đang pha sữa cho con, cười Hy Lôi:
- Giờ chỉ biết khóc, biết ỉa đái, mệt lắm, từ khi sinh nó tới giờ, tớ chưa ngủ được giấc nào ngon cả, trông cậu bây giờ kìa, còn trẻ măng, không có con tốt hơn! Thực sự nhớ thời gian hai đứa mình sống chung, vô âu vô lo.
- Đúng thế! Tớ cũng nhớ lắm, nhưng thời gian không thể quay ngược lại.
- Được rồi, lát nữa lại mắc bệnh của em Lâm Đại Ngọc bây giờ. Không nói nữa. Lát ở lại ăn cơm nhé!
Bà lão cũng vào phòng, mang cho Mai Lạc một bát mì, cũng giữ Hy Lôi ở lại ăn cơm. Hy Lôi khéo léo từ chối.
Bà lão ra ngoài, Hy Lôi nói khẽ:
- Tớ thấy mẹ chồng cậu cũng đối xử với cậu tốt lắm mà!
- Tốt cái gì, giả vờ thôi, cả ngày cằn nhằn, ca thán, nói là khi nào khỏe lại thì sinh đứa nữa! Trời ơi, tớ mà sinh đứa nữa, thời gian nghỉ đẻ nhiều như thế, không mất việc mới lạ. Sắp điên mất.
Nghe Mai Lạc nói thế, Hy Lôi lại nuốt những nỗi khổ của mình vào lòng.
Về tới nơi ở, cô lê thân thể mệt mỏi lên lầu, trong lúc mơ màng, dường như cô nhìn thấy một cái bóng quen thuộc trước cửa, cái lưng còng, tay sách mấy cái túi nilon, đang nhìn ngó trước cửa. Đó chẳng phài là ông nội của Hứa Bân sao?
Trong phút chốc, Hy Lôi thấy mình như chực khóc. Từ sau khi bà nội qua đời, cô liên tục nảy sinh mâu thuẫn với Hứa Bân và mẹ chồng, bởi vậy lâu lắm rồi không về quê thăm ông nội.
- Ông nội, sao ông lại đến đây? Trời lạnh quá, ông chờ lâu lắm rồi phải không? Sao ông không gọi điện thoại cho con? - Hy Lôi mở cửa, mời ông nội vào phòng ngồi, rồi lại rót cho ông cốc trà nóng.
Ông nội nhìn xung quanh, thở dài:
- Hy Lôi, con về nhà ở đi!
Vừa nghe ông nội tới đây khuyên mình về nhà, lòng Hy Lôi đã chán nản.
- Chuyện của các con ông biết rồi. Nghĩ lại năm xưa, bà nội con và mẹ Hứa Bân cũng cãi nhau ầm ĩ, nghĩ lại cũng thật là, đàn bà làm mẹ chồng, thấy con trai mình cái gì cũng tốt, con gái nhà ai cũng không xứng, rồi kén chọn, moi móc con dâu, nhìn kiểu gì cũng thấy không vừa mắt, không xinh, không thông minh, ít học, trong lòng thì muốn đối xử tốt với con dâu, nhưng hành động thì lại quá hà khắc. Con nói đi, bà nội là người tốt phải không?
Hy Lôi gật đầu:
- Dạ vâng, bà nội rất hiền, rất hiền hòa với mọi người.
- Nhưng một người tốt như thế mà cũng bị mang cái tội danh là mẹ chồng ác. Nói thật lòng, mẹ Hứa Bân năm xưa cũng chịu không ít khổ cực, khi đó suýt nữa thì khiến hai vợ chồng chúng ly hôn. Mẹ Hứa Bân hồi ấy nước mắt nước mũi nói với bố nó là khi nào nó được làm mẹ chồng rồi, chắc chắn nó sẽ đối xử với con dâu như với con gái, không để con dâu chịu một chút khổ sở nào, nhưng cuối cùng thì cũng trở thành một bà mẹ chồng mà nó từng căm ghét. Bây giờ nó kẹp ở giữa, khiến Hứa Bân khó xử. Nhưng con nghĩ lại mà xem, nó là người thế nào, có phải người xấu không?
- Đương nhiên rồi, khách quan mà nói thì mẹ có nhiều ưu điểm, chăm chỉ, hiền thục, biết chăm lo cho gia đình, tâm địa cũng không xấu, đương nhiên không thể nói là người xấu được.
- Thế thì đúng rồi, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu từ xưa đã có, người đều là người tốt, sao làm mẹ chồng thì lại thành kẻ xấu được! Ở bên ngoài ai cũng tài giỏi, sao làm con dâu nhà người ta thì lại bao nhiêu khuyết điểm, đúng không?
Lời của ông nội khiến Hy Lôi cảm thấy rất nhẹ nhàng, bật cười.
- Ông thấy chỉ là vì không thích nghi được với sự thay đổi thân phận của mình thôi. Làm mẹ chồng ai cũng nói là coi con dâu như con gái, nhưng không ai làm được, làm con dâu, ai cũng bảo coi mẹ chồng như mẹ đẻ, nhưng cũng chỉ nói vậy thôi. Mẹ chồng con dâu, một người nịnh, một người lừa, không mâu thuẫn, giống như quan hệ họ hàng thân thích đã là tốt lắm rồi.
Không ngờ ông nội là một người cả đời sống ở quê, lời nói tuy bình thường nhưng lại nhìn vấn đề thấu triệt như thế. Hy Lôi bất giác có cái nhìn khác về ông, trong lòng thầm khâm phục ông, liên tục gật đầu.
Ông nội mang cho cô một ít củ cải khô, đậu cô ve, bí đỏ, khoai lang, tất cả đều là ông tự trồng ở nhà:
- Một mình con sống ở đây cũng phải ăn thật tốt. Đừng làm qua loa. Hứa Bân với mẹ nó để ông nói cho, sau này khi con về nhà ở rồi thì không cho nó nhiều chuyện thế nữa. Được rồi Hy Lôi, nghe lời ông nội, về nhà đi! Nói gì cũng là người một nhà, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân việc gì phải biến thành mâu thuẫn giai cấp. Ha ha...
Lời nói của ông nội khiến Hy Lôi vui vẻ bật cười. Nhìn vào ánh mắt trông ngóng của ông, Hy Lôi gật đầu, nói:
- Dạ vâng, khi nào Hứa Bân sang thì con sẽ bàn lại với anh ấy.
Thấy Hy Lôi đã đồng ý, những nếp nhăn trên trán ông giãn ra, cười vui vẻ.
Tiễn ông nội tới bến xe buýt, nghĩ tới ông nội vì cái nhà này mà một mình ngồi xe buýt cả tiếng đồng hồ để đến khuyên mình, rồi lại ngồi xe một tiếng đồng hồ nữa để về nhà, mọi băng tuyết trong lòng Hy Lôi bỗng dưng tan chảy.
Chương 19: Mưa bão bất ngờ
Sáng sớm, Hy Lôi vẫn chìm trong giấc mộng thì một mùi nước hoa rất nồng sộc vào mũi, mở đôi mắt vẫn còn ngái ngủ, cô thấy một gương mặt đàn ông đang cười tươi ghé lại gần. Hay là lại có trộm, Hy Lôi giật nảy mình ngồi bật dậy, dụi mắt nhìn kỹ, hóa ra là Hứa Bân.
- Anh vào lúc nào thế?
- Một lúc lâu rồi. Ngủ như con heo ý, anh buồn quá, đau lòng quá, em không cần anh nữa, em đã không cần anh nữa rồi.
Hy Lôi quay mặt đi:
- Cần anh thì có tác dụng gì! Thà nuôi con vật nào đó còn hơn!
Hứa Bân giơ túi đồ điểm tâm ra trước mặt, đó là bánh bao nhân dưa chua mà Hy Lôi thích ăn nhất và một cốc trà sữa rất thơm:
- Sao lại vô dụng? Anh còn biết mua điểm tâm, thú cưng có biết không?
Muốn cười, nhưng cô vẫn nghiêm mặt không cười. Hứa Bân đưa tay ra bẹo má Hy Lôi, nói:
- Muốn cười thì cứ cười đi.
Hy Lôi ngoác miệng ra cười, coi như là làm hòa với nhau, trong phút chốc, cô bị Hứa Bân kéo vào lòng, giằng co một hồi rồi cô nằm yên bất động. Anh thở dài, nói bên tai cô:
- Chúng mình làm sao thế? Anh còn muốn mua điểm tâm cho em, rót nước rửa chân cho em, làm nhiều việc cho em lắm! Chúng ta vẫn còn cả đời cơ mà!
- Anh mà còn dữ với em, không quan tâm tới em thì em thực sự không cần anh nữa!
- Thực ra ngày nào anh cũng nhớ em. Bọn mình đừng thế này nữa, được không? - Hứa Bân khẩn cầu.
Hy Lôi gật đầu khe khẽ. Vòng tay của Hứa Bân bất giác mạnh hơn và có gì đó như bất an, khiến cô thấy khó thở. Ai cũng nói “tiểu biệt thắng tân hôn”. Cặp vợ chồng trẻ tuổi lâu ngày không gần gũi nhau, bao nhiêu những điều không vui đều bị bỏ lại phía sau, ham muốn đã dâng lên trong mắt. Hai người lại làm ấm lại chiếc giường.
Vào một buổi sáng vẫn còn hơi lạnh nhưng lại thấm đẫm khí xuân này, hai người đi đến thỏa thuận, Hy Lôi dọn về nhà ở, Hứa Bân về nhà khuyên mẹ mình, đừng cằn nhằn việc sinh con nữa, còn Hy Lôi cũng đồng ý, trong vòng hai năm sẽ hoàn thành tâm nguyện của bố mẹ, còn căn nhà kia, khi nào có lò sưởi đương nhiên sẽ để cho vợ chồng Hy Lôi và Hứa Bân ở.
- Thật không? Anh không lừa em lần nữa chứ?
- Không đâu, không đâu, anh lừa em lúc nào đâu. Chỉ tại em, sau này đừng có ngang ngạnh thế nữa, đối xử với mẹ lịch sự một chút.
- Biết rồi, biết rồi, ông nội nói rồi, một người thì nịnh, một người thì lừa, thế là sẽ sống được.
Hứa Bân hôn khẽ một cái lên trái Hy Lôi:
- Ngoan!
Buổi tối, cả nhà ra ngoài ăn cơm, trên mâm cơm, Hy Lôi ngoan ngoãn gọi “mẹ”, mẹ chồng cũng gắp thức ăn cho Hy Lôi, mặc dù không khí hơi gượng gạo nhưng cũng coi như là hòa thuận, mâu thuẫn đã được hóa giải.
Hôm sau là chủ nhật, Hứa Bân lái xe của cơ quan, cùng Hy Lôi thu dọn đồ đạc ở nhà trọ chuyển về nhà. Đa số đều là quần áo và sách vở của Hy Lôi, cũng không có nhiều đồ lắm. Thu dọn cất đ
Bài viết liên quan!
VỀ TRANG CHỦTải game mobile miễn phí
© Anhhungpro.info wap giải trí tổng họp
Sitemap.html,Sitemap.xml,Ror.xml,Urllist.txtTải game android iphone ipad, Truyện ngắn tình yêu, Tiểu thuyết ngôn tình
1126/1508