Tiểu thuyết Sống Chung Với Mẹ Chồng
Lượt xem : |
lên xe, Hy Lôi bảo Hứa Bân đi về trước, mình ở lại quét dọn nhà, rồi giao nhà cho chủ nhà. Lúc này thì điện thoại của cô đổ chuông. Là số di động của em trai, nhấc máy, bên kia vang lên giọng nói lo lắng của bố:
- Hy Lôi ơi, xảy ra chuyện rồi, con mau về nhà một chuyến đi.
Hy Lôi vội vàng trấn an bố:
- Bố bình tĩnh, xảy ra chuyện gì thì từ từ nói.
- Là Hy Quân, Hy Quân, nghỉ đông nó đón xe về nhà, chẳng phải dạo gần đây mưa liên tục nên đường bị đóng băng sao? Đường trơn, xảy ra tai nạn rồi, chân của Quân Quân sợ rằng không giữ được nữa, phải làm phẫu thuật thôi!
- Bây giờ đang ở bệnh viện sao? Mẹ con đâu?
- Mẹ con lo quá, huyết áp tăng lên, giờ cũng đang nằm trong bệnh viện! Bây giờ phải làm phẫu thuật cho em con, cần khoản tiền lớn lắm!
- Bố đừng lo, còn có con mà, con sẽ về ngay, con có tiền, bố đừng lo, bảo bệnh viện cứ chuẩn bị phẫu thuật đi! Con sẽ về ngay!
Cúp điện thoại, Hy Lôi ngẩng đầu lên, lo lắng nói với Hứa Bân:
- Hứa Bân, về nhà, bảo mẹ anh rút cho em 3 vạn tệ lần trước em đưa, Quân Quân xảy ra chuyện, em phải dùng gấp.
Hứa Bân nãy giờ đứng cạnh cũng đã nghe rõ, vội vàng an ủi Hy Lôi:
- Đừng sốt ruột, anh về nhà nói với mẹ trước, nếu không đủ thì bảo mẹ lấy thêm. Giờ em khóa cửa nhà lại, sau đó tới thẳng ngân hàng chờ anh. Đừng lo, anh sẽ về với em, không có chuyện gì đâu.
Hy Lôi nhìn Hứa Bân một cái, tin tưởng và cảm kích. Người ta đều nói hoạn nạn thấy chân tình, lúc này những câu nói của Hứa Bân đủ để thấy anh là một người đàn ông đáng tin tưởng. Bình thường những cãi vã nhỏ nhặt giờ không còn có ý nghĩa gì nữa. Hy Lôi gật đầu.
2.
Trời cũng có lúc mưa bão bất thường, Hy Lôi không ngờ sự bất thường đó lại xảy ra với Quân Quân. Cậu vẫn còn rất trẻ, vẫn còn lạc quan yêu đời, tràn đầy sức sống, nếu mất đi một cái chân, sau này cậu sẽ đối diện với cuộc đời mình như thế nào. Chỉ nghĩ đến đây, Hy Lôi đã thấy đau lòng.
Ở ngân hàng chờ mãi mà không thấy Hứa Bân đến, gọi điện thoại cho anh cũng không có người nghe. Hy Lôi lòng dạ rối như tơ vò, bèn vẫy taxi đến thẳng nhà Hứa Bân. Vừa bước vào cửa, đã thấy Hứa Bân hình như đang cãi vã gì với mẹ, ngồi ở phòng khách, Hứa Bân thì ra sức giải thích:
- Mẹ, là thật mà, cô ấy nghe điện thoại ở ngay bên cạnh con, em trai cô ấy bị tai nạn!
- Có khi lại cố ý hẹn trước với người nhà, kiếm lý do để đòi tiền của nó về! Con bé Hy Lôi này khôn lắm!
- Mẹ mau đi, cô ấy còn đang chờ ở ngân hàng.
Nãy ra vẫn đứng ở ngoài cửa, giờ Hy Lôi mới lên tiếng:
- Em về rồi.
Mẹ chồng ngước mắt lên, thấy Hy Lôi đã về, nói giọng giận dỗi:
- Về lấy tiền à! Vừa mới đồng ý về nhà sống, cả nhà hòa thuận với nhau, giờ chị lại tính chuyện riêng của chị rồi à?
Hy Lôi trong lòng rất sốt ruột, chẳng muốn cãi nhau với mẹ chồng, chỉ muốn nhanh chóng lấy được tiền rồi về nhà, bình tĩnh nói:
- Mẹ, con chẳng có tính toán gì cả, lúc đầu con giao tiền cho mẹ là vì con tin tưởng mẹ, bây giờ con có chuyện gấp cần rút ra cũng là chuyện thường tình. Vả lại, tiền đó là tiền con để dành, cho dù nhà con không có chuyện gì, bây giờ muốn lấy về cũng là hợp lẽ.
- Ý chị là gì? Cứ như thể tôi không trả tiền cho chị vậy.
- Con không có ý đó, tóm lại là con đang rất vội, mẹ lấy tiền cho con đi!
- Chị không có ý đó thì còn ý gì? Chị nói rõ cho tôi thì tôi mới trả chị tiền.
Thấy hai người dường như lại sắp cãi nhau, Hứa Bân bèn kéo Hy Lôi lại, nhỏ giọng khuyên nhủ:
- Được rồi, em đừng nói, để anh nói với mẹ.
Mẹ chồng vẫn không buông tha:
- Chị có ý gì hả? Chị nói rõ cho tôi.
Lòng đã nóng như lả đốt, mẹ chồng lại cứ thao thao bất tuyệt, nghĩ đến em trai mình còn đang đau đớn chờ có tiền để mổ, mẹ thì hôn mê trên giường bệnh, trái tim Hy Lôi gần như đã nổ tung ra, cô giằng khỏi tay Hứa Bân, buột miệng:
- Đừng kéo em. Tôi có ý gì? Tôi chẳng có ý gì cả? Sao tôi không biết bà là loại người như vậy, tôi đã sốt ruột như thế mà bà còn ở đây lắm lời như thế?
- Mày nói ai lắm lời? Mày đang chửi tao à?
Hứa Bân lại vội vàng kéo mẹ mình lại, bảo bà đừng nói gì nữa.
Hy Lôi đã lo tới mức chảy cả nước mắt:
- Tôi chửi ai, tôi không muốn cãi nhau với bà, nếu bà không có ý gì thì bà mau lấy tiền trả cho tôi.
- Tôi có nói là không lấy tiền trả chị đâu. Đưa số của bố chị đây, để tôi gọi điện thoại.
Hứa Bân cũng bất lực cầu xin:
- Mẹ!
Hy Lôi thấy vừa tức vừa buồn cười, nhưng lúc này làm sao mà cô có thể cười được:
- Nực cười, bà nên gọi điện thoại tới hỏi thăm nhà tôi mới phải, nhưng không cần phải thế. Bà có ý gì? Tôi mang em trai bị tai nạn giao thông ra để lừa bà, lại còn phải gọi điện để kiểm chứng sao. Đó là tiền của tôi, cho dù tôi không có lý do gì tôi muốn lấy lại cũng là việc của tôi.
Mẹ chồng đứng lên, giận phừng phừng bước vào phòng ngủ, một lúc sau đi ra, cầm theo một phong bì dày, ném mạnh lên salon:
- Cầm đi, cầm đi. Cưới rồi còn không chịu sống yên ổn, lúc nào cũng nhớ tới nhà mẹ đẻ. - Phong bì rơi xuống salon, nảy lên rồi lại rơi xuống đất.
Hy Lôi rất buồn, nhưng chẳng còn tâm trạng gì để tính toán nhiều, cô nhặt lên, hằn học nói:
- Mẹ, hôm nay tôi gọi mẹ một tiếng mẹ vì tôi là vợ của Hứa Bân. Bà nhớ lấy, tiền của tôi, khi đưa cho bà tôi đưa bằng hai tay, chứ không ném xuống đất như thế này. Tùy bà nói thế nào, với loại người không có nhân tính như bà, tôi không có thời gian để nói nhiều.
Vốn dĩ đã cầm tiền chuẩn bị đi, nhưng câu nói cuối cùng của Hy Lôi lại chọc tức mẹ chồng. Bà đẩy mạnh Hứa Bân ra, lao lên hét:
- Mày nói ai không có nhân tính, mày nói gì thế hả? Mẹ mày dạy mày thế nào mà nói năng với người lớn như thế.
- Đừng kéo mẹ tôi vào đây. Tôi tự có phán đoán của mình, tôi không giống người nào đó hiếu thuận mù quáng, người lớn cũng có lúc sai.
Cãi nhau là thế, anh một câu, tôi một câu, thế là thành cãi nhau. Sự nóng ruột và cảm giác nhục nhã, ê chề trong lòng Hy Lôi cùng lúc bộc phát, Hứa Bân đứng giữa khuyên hai bên, nhưng chẳng khuyên được ai. Hai người đàn bà như hai con sư tử nổi điên, bao nhiều lời lẽ cay độc đều thốt ra hết. Mẹ chồng vốn là người không giỏi miệng lưỡi, nay bị Hy Lôi nói cho vài câu, không nói được, uất quá khóc rống lên, đấm ngực thình thịch, ngồi phịch xuống đất, vỗ mạnh lên ghế rồi chỉ vào Hy Lôi, các ngón tay run rẩy, đôi môi tái nhợt.
Hy Lôi cất tiền cẩn thận, xách túi lên đang định ra ngoài. Bỗng dưng thấy tóc mình đau nhói, hóa ra là bị Hứa Bân kéo ngược trở lại, kéo lê trên đất, đẩy vào sát chân tường. Tay đấm, chân đá, một trận mưa đòn dội xuống người Hy Lôi. Mẹ chồng thấy thế lại nhào ra, giữ Hứa Bân lại, khóc lóc:
- Con trai, đừng đánh nó, là mẹ không đúng, con đừng đánh nó. Là mẹ không đúng, mẹ không nên nói nó, không nên quản các con.
Mẹ chồng nói thế càng thể hiện sự khoan dung và vô tội của mình, oán hận trong lòng Hứa Bân càng sâu, anh ta kéo tóc Hy Lôi, kéo tới trước mặt mẹ mình:
- Xin lỗi, xin lỗi mẹ tôi.
Mí mắt Hy Lôi đã tê dại, cảm giác sưng lên, trên mặt đất vòn vương những sợi tóc do bị anh ta kéo đứt. Trong đầu cô lúc này như có một cuốn bắng tua ngược lại, sáng hôm qua, cô vẫn còn tình tứ với Hứa Bân ở trên giường, vừa nãy lúc thu dọn nhà trọ bên kia, vẫn còn đùa giỡn với Hứa Bân, ở đầu đường vẫn còn vui vẻ với nhau, vậy mà sao chớp mắt mọi thứ đều thay đổi. Đầu cô có cảm giác đau đớn như từng tảng da bị tróc ra, ù một tiếng, cơn phẫn nộ và nhục nhã âm thầm dâng mạnh, không biết cô lấy sức từ đâu ra, đứng bật dậy, đẩy mạnh Hứa Bân, nắm lấy cái gạt tàn trên bàn ném về phía anh. Hứa Bân tránh ra theo bản năng, cái gạt tàn rơi xuống đất, vỡ tan. Thấy Hy Lôi đánh trả lại, anh ta lại xông lên, mẹ chồng thấy con trai bị đánh, lại giữ lấy tay Hy Lôi. Một cái tát nữa rơi lên má cô.
Hy Lôi đẩy mạnh hai mẹ con ra, lao thẳng vào bếp, tóm lấy con dao thái rau, lao về phía Hứa Bân, Hứa Bân chưa kịp phản ứng, con dao đã kề lên vai anh ta. Mẹ chồng sợ hãi hét lên.
Hy Lôi rơi nước mắt, bàn tay run rẩy, cơn phẫn nộ đã che mờ lý trí của cô, miệng ú ớ không nói được lời nào. Hứa Bân hơi sợ, giọng nói hiền hòa trở lại:
- Hy Lôi, đừng kích động, bỏ dao xuống.
Cô không nói gì, tay nắm chặt cán dao, nhìn chằm chằm vào mặt Hứa Bân, trong mắt cô long lanh lệ, tuyệt vọng lắc đầu. Cuối cùng, cô nhẹ nhàng bỏ dao xuống, lùi về sau mấy bước. Mẹ chồng thấy Hy Lôi đã bỏ dao ra bèn hét to:
- Diệp Hy Lôi, mày cút ngay cho tao, cút ngay lập tức. Cả đời này đừng mong bước chân vào cửa nhà tao nữa.
Hy Lôi cười lạnh một tiếng, ném dao xuống đất:
- Không cần phải nói thế. Cửa nhà bà không cao quý thế đâu! - Mở cửa ra, một cơn gió lạnh thấu xương từ hành lang thổi vào. Hai mắt cay xè, một dòng nước mắt lại chảy xuôi theo gió.
3.
Khi Hy Lôi tới bệnh viện thì Quân Quân vẫn đang hôn mê nằm trong phòng cấp cứu, bố mẹ đứng chờ ngoài cửa phòng, lòng nóng như lửa đốt.
Hai mắt mẹ cô sưng đỏ, chỉ mới nửa ngày ngắn ngủi mà trông bà như đã già đi vài tuổi, bố cô thì than vắn thở dài, khẽ khàng an ủi mẹ cô.
Hy Lôi thấy lòng mình thắt lại, đau nhói, cô chạy lại ôm lấy mẹ, giọng nói nghẹn ngào:
- Mẹ, không sao đâu, đừng lo, không sao.
Mẹ cô giàn giụa nước mắt, hướng về phía phòng mổ:
- Quân Quân vẫn chưa ra, không biết làm sao rồi, sau này làm thế nào đây!
- Đã nộp phí phẫu thuật chưa? Bác sĩ nói thế nào? - Hy Lôi hỏi bố.
Bố cô vốn là một bác sĩ nghỉ hưu của bệnh viên nên rất quen thuộc với nơi này, bởi vậy chỉ mới nộp trước một khoản phí. Ông thở dài nói:
- Nhà mình không có tiền bạc gì, con cũng biết mà, mới nộp trước một vạn, còn thiếu một ít, vừa nãy các chuyên gia hội chẩn, có thể sẽ phải cắt bỏ chân!
- Không còn phương án khác sao? Quân Quân vẫn còn trẻ như thế.
- Bố đã nhờ bệnh viện rồi, nếu giữ được thì cố gắng giữ, tốn bao nhiêu tiền cũng được.
Cả nhà ba người lặng lẽ ngồi trên hàng ghế ngoài hành lang chờ đợi, mẹ lúc này mới để ý thấy vết bầm trên mắt Hy Lôi, hỏi cô bị làm sao.
Hy Lôi không muốn bố mẹ lo lắng, vội vàng giấu:
- Không sao, vừa nãy con về vội quá, không cẩn thận nên đập vào cửa! - Mọi người đều đang lo lắng về việc của Quân Quân, thấy con gái nói vậy nên cũng không để tâm nữa.
Thời gian từng giây từng phút trôi qua. Ba tiếng đồng hồ đã trôi qua, cuối cùng cửa phòng mổ cũng bật mở, cả nhà vội vàng đứng lên. Bác sĩ mổ chính là bạn của bố, vừa đi ra đã bắt tay bố cô:
- Anh Diệp, thằng bé đúng là phúc lớn mạng lớn, cũng may mà giữ được cái chân.
Mẹ vừa nghe thấy thế đã mừng quá mà rơi lệ, bố thì rối rít cảm ơn người ta, mừng tới nỗi không biết nói gì. Bác sĩ lại dặn dò vài câu, nói là giờ Quân Quân vẫn còn rất yếu, công hiệu của thuốc mê còn chưa hết nên phải một, hai tiếng nữa mới được vào thăm.
Hòn đá trong lòng cuối cùng cũng được hạ xuống. Hy Lôi nhìn bố mẹ dung nhan tiều tụy, đau lòng nói:
- Con đi mua gì cho bố mẹ ăn, nhân tiện nộp tiền luôn. - Mua cơm quay về, ở phòng khám, Hy Lôi lại yêu cầu bác sĩ kiểm tra qua vết thương của mình, hơn nữa nói dối là để xin cơ quan cho nghỉ bệnh nên nhờ bệnh viện cho một giấy chứng nhận chẩn đoán tình trạng vết thương. Trên kết quả chẩn đoán viết, cơ thể bị thương nhiều chỗ ở phần mềm, mức độ nhẹ. Hy Lôi gấp cẩn thận tờ giấy chứng minh rồi nhét vào túi áo.
Buổi tối thì Quân Quân tỉnh dậy. Thấy bố mẹ và chị gái đều ở cạnh, cậu mỉm cười yếu ớt:
- Sao thế? Chị cũng về à.
Mẹ thấy con trai đã tỉnh dậy, vội nói:
- Con làm bố mẹ sợ quá. Giờ con thấy thế nào?
- Chẳng phải con tỉnh rồi sao? Đừng lo, không chết được đâu! Ôi dà, vừa nãy ngủ một giấc, con còn nằm mơ. - Quân Quân cố ý nói thật nhẹ nhàng để bố mẹ không lo. Mẹ nắm lấy tay cậu, đau lòng xoa nhẹ lên đó, dịu dàng nói:
- Không sao là tốt, không sao là tốt.
Quân Quân ăn được một ít đồ, Hy Lôi thương bố mẹ đã lớn tuổi nên bảo họ về nhà nghỉ ngơi, cô ở lại bệnh viện chăm sóc em. Quân Quân sau phẫu thuật vẫn còn yếu, nhanh chóng ngủ thiếp đi. Hy Lôi tắt đèn, tĩnh tâm lại rồi nhớ về những chuyện xảy ra ở nhà Hứa Bân lúc sáng. Trong lòng cô thấy đau nhói, một mình ngồi trong bóng tối rơi lệ. Cuộc hôn nhân của cô cuối cùng cũng đi đến bờ vực thẳm.
4.
- Chị, chị! Diệp Hy Lôi!
Mơ màng mở mắt ra trong tiếng gọi của Quân Quân, ánh nắng mùa đông chiếu qua cánh cử
- Hy Lôi ơi, xảy ra chuyện rồi, con mau về nhà một chuyến đi.
Hy Lôi vội vàng trấn an bố:
- Bố bình tĩnh, xảy ra chuyện gì thì từ từ nói.
- Là Hy Quân, Hy Quân, nghỉ đông nó đón xe về nhà, chẳng phải dạo gần đây mưa liên tục nên đường bị đóng băng sao? Đường trơn, xảy ra tai nạn rồi, chân của Quân Quân sợ rằng không giữ được nữa, phải làm phẫu thuật thôi!
- Bây giờ đang ở bệnh viện sao? Mẹ con đâu?
- Mẹ con lo quá, huyết áp tăng lên, giờ cũng đang nằm trong bệnh viện! Bây giờ phải làm phẫu thuật cho em con, cần khoản tiền lớn lắm!
- Bố đừng lo, còn có con mà, con sẽ về ngay, con có tiền, bố đừng lo, bảo bệnh viện cứ chuẩn bị phẫu thuật đi! Con sẽ về ngay!
Cúp điện thoại, Hy Lôi ngẩng đầu lên, lo lắng nói với Hứa Bân:
- Hứa Bân, về nhà, bảo mẹ anh rút cho em 3 vạn tệ lần trước em đưa, Quân Quân xảy ra chuyện, em phải dùng gấp.
Hứa Bân nãy giờ đứng cạnh cũng đã nghe rõ, vội vàng an ủi Hy Lôi:
- Đừng sốt ruột, anh về nhà nói với mẹ trước, nếu không đủ thì bảo mẹ lấy thêm. Giờ em khóa cửa nhà lại, sau đó tới thẳng ngân hàng chờ anh. Đừng lo, anh sẽ về với em, không có chuyện gì đâu.
Hy Lôi nhìn Hứa Bân một cái, tin tưởng và cảm kích. Người ta đều nói hoạn nạn thấy chân tình, lúc này những câu nói của Hứa Bân đủ để thấy anh là một người đàn ông đáng tin tưởng. Bình thường những cãi vã nhỏ nhặt giờ không còn có ý nghĩa gì nữa. Hy Lôi gật đầu.
2.
Trời cũng có lúc mưa bão bất thường, Hy Lôi không ngờ sự bất thường đó lại xảy ra với Quân Quân. Cậu vẫn còn rất trẻ, vẫn còn lạc quan yêu đời, tràn đầy sức sống, nếu mất đi một cái chân, sau này cậu sẽ đối diện với cuộc đời mình như thế nào. Chỉ nghĩ đến đây, Hy Lôi đã thấy đau lòng.
Ở ngân hàng chờ mãi mà không thấy Hứa Bân đến, gọi điện thoại cho anh cũng không có người nghe. Hy Lôi lòng dạ rối như tơ vò, bèn vẫy taxi đến thẳng nhà Hứa Bân. Vừa bước vào cửa, đã thấy Hứa Bân hình như đang cãi vã gì với mẹ, ngồi ở phòng khách, Hứa Bân thì ra sức giải thích:
- Mẹ, là thật mà, cô ấy nghe điện thoại ở ngay bên cạnh con, em trai cô ấy bị tai nạn!
- Có khi lại cố ý hẹn trước với người nhà, kiếm lý do để đòi tiền của nó về! Con bé Hy Lôi này khôn lắm!
- Mẹ mau đi, cô ấy còn đang chờ ở ngân hàng.
Nãy ra vẫn đứng ở ngoài cửa, giờ Hy Lôi mới lên tiếng:
- Em về rồi.
Mẹ chồng ngước mắt lên, thấy Hy Lôi đã về, nói giọng giận dỗi:
- Về lấy tiền à! Vừa mới đồng ý về nhà sống, cả nhà hòa thuận với nhau, giờ chị lại tính chuyện riêng của chị rồi à?
Hy Lôi trong lòng rất sốt ruột, chẳng muốn cãi nhau với mẹ chồng, chỉ muốn nhanh chóng lấy được tiền rồi về nhà, bình tĩnh nói:
- Mẹ, con chẳng có tính toán gì cả, lúc đầu con giao tiền cho mẹ là vì con tin tưởng mẹ, bây giờ con có chuyện gấp cần rút ra cũng là chuyện thường tình. Vả lại, tiền đó là tiền con để dành, cho dù nhà con không có chuyện gì, bây giờ muốn lấy về cũng là hợp lẽ.
- Ý chị là gì? Cứ như thể tôi không trả tiền cho chị vậy.
- Con không có ý đó, tóm lại là con đang rất vội, mẹ lấy tiền cho con đi!
- Chị không có ý đó thì còn ý gì? Chị nói rõ cho tôi thì tôi mới trả chị tiền.
Thấy hai người dường như lại sắp cãi nhau, Hứa Bân bèn kéo Hy Lôi lại, nhỏ giọng khuyên nhủ:
- Được rồi, em đừng nói, để anh nói với mẹ.
Mẹ chồng vẫn không buông tha:
- Chị có ý gì hả? Chị nói rõ cho tôi.
Lòng đã nóng như lả đốt, mẹ chồng lại cứ thao thao bất tuyệt, nghĩ đến em trai mình còn đang đau đớn chờ có tiền để mổ, mẹ thì hôn mê trên giường bệnh, trái tim Hy Lôi gần như đã nổ tung ra, cô giằng khỏi tay Hứa Bân, buột miệng:
- Đừng kéo em. Tôi có ý gì? Tôi chẳng có ý gì cả? Sao tôi không biết bà là loại người như vậy, tôi đã sốt ruột như thế mà bà còn ở đây lắm lời như thế?
- Mày nói ai lắm lời? Mày đang chửi tao à?
Hứa Bân lại vội vàng kéo mẹ mình lại, bảo bà đừng nói gì nữa.
Hy Lôi đã lo tới mức chảy cả nước mắt:
- Tôi chửi ai, tôi không muốn cãi nhau với bà, nếu bà không có ý gì thì bà mau lấy tiền trả cho tôi.
- Tôi có nói là không lấy tiền trả chị đâu. Đưa số của bố chị đây, để tôi gọi điện thoại.
Hứa Bân cũng bất lực cầu xin:
- Mẹ!
Hy Lôi thấy vừa tức vừa buồn cười, nhưng lúc này làm sao mà cô có thể cười được:
- Nực cười, bà nên gọi điện thoại tới hỏi thăm nhà tôi mới phải, nhưng không cần phải thế. Bà có ý gì? Tôi mang em trai bị tai nạn giao thông ra để lừa bà, lại còn phải gọi điện để kiểm chứng sao. Đó là tiền của tôi, cho dù tôi không có lý do gì tôi muốn lấy lại cũng là việc của tôi.
Mẹ chồng đứng lên, giận phừng phừng bước vào phòng ngủ, một lúc sau đi ra, cầm theo một phong bì dày, ném mạnh lên salon:
- Cầm đi, cầm đi. Cưới rồi còn không chịu sống yên ổn, lúc nào cũng nhớ tới nhà mẹ đẻ. - Phong bì rơi xuống salon, nảy lên rồi lại rơi xuống đất.
Hy Lôi rất buồn, nhưng chẳng còn tâm trạng gì để tính toán nhiều, cô nhặt lên, hằn học nói:
- Mẹ, hôm nay tôi gọi mẹ một tiếng mẹ vì tôi là vợ của Hứa Bân. Bà nhớ lấy, tiền của tôi, khi đưa cho bà tôi đưa bằng hai tay, chứ không ném xuống đất như thế này. Tùy bà nói thế nào, với loại người không có nhân tính như bà, tôi không có thời gian để nói nhiều.
Vốn dĩ đã cầm tiền chuẩn bị đi, nhưng câu nói cuối cùng của Hy Lôi lại chọc tức mẹ chồng. Bà đẩy mạnh Hứa Bân ra, lao lên hét:
- Mày nói ai không có nhân tính, mày nói gì thế hả? Mẹ mày dạy mày thế nào mà nói năng với người lớn như thế.
- Đừng kéo mẹ tôi vào đây. Tôi tự có phán đoán của mình, tôi không giống người nào đó hiếu thuận mù quáng, người lớn cũng có lúc sai.
Cãi nhau là thế, anh một câu, tôi một câu, thế là thành cãi nhau. Sự nóng ruột và cảm giác nhục nhã, ê chề trong lòng Hy Lôi cùng lúc bộc phát, Hứa Bân đứng giữa khuyên hai bên, nhưng chẳng khuyên được ai. Hai người đàn bà như hai con sư tử nổi điên, bao nhiều lời lẽ cay độc đều thốt ra hết. Mẹ chồng vốn là người không giỏi miệng lưỡi, nay bị Hy Lôi nói cho vài câu, không nói được, uất quá khóc rống lên, đấm ngực thình thịch, ngồi phịch xuống đất, vỗ mạnh lên ghế rồi chỉ vào Hy Lôi, các ngón tay run rẩy, đôi môi tái nhợt.
Hy Lôi cất tiền cẩn thận, xách túi lên đang định ra ngoài. Bỗng dưng thấy tóc mình đau nhói, hóa ra là bị Hứa Bân kéo ngược trở lại, kéo lê trên đất, đẩy vào sát chân tường. Tay đấm, chân đá, một trận mưa đòn dội xuống người Hy Lôi. Mẹ chồng thấy thế lại nhào ra, giữ Hứa Bân lại, khóc lóc:
- Con trai, đừng đánh nó, là mẹ không đúng, con đừng đánh nó. Là mẹ không đúng, mẹ không nên nói nó, không nên quản các con.
Mẹ chồng nói thế càng thể hiện sự khoan dung và vô tội của mình, oán hận trong lòng Hứa Bân càng sâu, anh ta kéo tóc Hy Lôi, kéo tới trước mặt mẹ mình:
- Xin lỗi, xin lỗi mẹ tôi.
Mí mắt Hy Lôi đã tê dại, cảm giác sưng lên, trên mặt đất vòn vương những sợi tóc do bị anh ta kéo đứt. Trong đầu cô lúc này như có một cuốn bắng tua ngược lại, sáng hôm qua, cô vẫn còn tình tứ với Hứa Bân ở trên giường, vừa nãy lúc thu dọn nhà trọ bên kia, vẫn còn đùa giỡn với Hứa Bân, ở đầu đường vẫn còn vui vẻ với nhau, vậy mà sao chớp mắt mọi thứ đều thay đổi. Đầu cô có cảm giác đau đớn như từng tảng da bị tróc ra, ù một tiếng, cơn phẫn nộ và nhục nhã âm thầm dâng mạnh, không biết cô lấy sức từ đâu ra, đứng bật dậy, đẩy mạnh Hứa Bân, nắm lấy cái gạt tàn trên bàn ném về phía anh. Hứa Bân tránh ra theo bản năng, cái gạt tàn rơi xuống đất, vỡ tan. Thấy Hy Lôi đánh trả lại, anh ta lại xông lên, mẹ chồng thấy con trai bị đánh, lại giữ lấy tay Hy Lôi. Một cái tát nữa rơi lên má cô.
Hy Lôi đẩy mạnh hai mẹ con ra, lao thẳng vào bếp, tóm lấy con dao thái rau, lao về phía Hứa Bân, Hứa Bân chưa kịp phản ứng, con dao đã kề lên vai anh ta. Mẹ chồng sợ hãi hét lên.
Hy Lôi rơi nước mắt, bàn tay run rẩy, cơn phẫn nộ đã che mờ lý trí của cô, miệng ú ớ không nói được lời nào. Hứa Bân hơi sợ, giọng nói hiền hòa trở lại:
- Hy Lôi, đừng kích động, bỏ dao xuống.
Cô không nói gì, tay nắm chặt cán dao, nhìn chằm chằm vào mặt Hứa Bân, trong mắt cô long lanh lệ, tuyệt vọng lắc đầu. Cuối cùng, cô nhẹ nhàng bỏ dao xuống, lùi về sau mấy bước. Mẹ chồng thấy Hy Lôi đã bỏ dao ra bèn hét to:
- Diệp Hy Lôi, mày cút ngay cho tao, cút ngay lập tức. Cả đời này đừng mong bước chân vào cửa nhà tao nữa.
Hy Lôi cười lạnh một tiếng, ném dao xuống đất:
- Không cần phải nói thế. Cửa nhà bà không cao quý thế đâu! - Mở cửa ra, một cơn gió lạnh thấu xương từ hành lang thổi vào. Hai mắt cay xè, một dòng nước mắt lại chảy xuôi theo gió.
3.
Khi Hy Lôi tới bệnh viện thì Quân Quân vẫn đang hôn mê nằm trong phòng cấp cứu, bố mẹ đứng chờ ngoài cửa phòng, lòng nóng như lửa đốt.
Hai mắt mẹ cô sưng đỏ, chỉ mới nửa ngày ngắn ngủi mà trông bà như đã già đi vài tuổi, bố cô thì than vắn thở dài, khẽ khàng an ủi mẹ cô.
Hy Lôi thấy lòng mình thắt lại, đau nhói, cô chạy lại ôm lấy mẹ, giọng nói nghẹn ngào:
- Mẹ, không sao đâu, đừng lo, không sao.
Mẹ cô giàn giụa nước mắt, hướng về phía phòng mổ:
- Quân Quân vẫn chưa ra, không biết làm sao rồi, sau này làm thế nào đây!
- Đã nộp phí phẫu thuật chưa? Bác sĩ nói thế nào? - Hy Lôi hỏi bố.
Bố cô vốn là một bác sĩ nghỉ hưu của bệnh viên nên rất quen thuộc với nơi này, bởi vậy chỉ mới nộp trước một khoản phí. Ông thở dài nói:
- Nhà mình không có tiền bạc gì, con cũng biết mà, mới nộp trước một vạn, còn thiếu một ít, vừa nãy các chuyên gia hội chẩn, có thể sẽ phải cắt bỏ chân!
- Không còn phương án khác sao? Quân Quân vẫn còn trẻ như thế.
- Bố đã nhờ bệnh viện rồi, nếu giữ được thì cố gắng giữ, tốn bao nhiêu tiền cũng được.
Cả nhà ba người lặng lẽ ngồi trên hàng ghế ngoài hành lang chờ đợi, mẹ lúc này mới để ý thấy vết bầm trên mắt Hy Lôi, hỏi cô bị làm sao.
Hy Lôi không muốn bố mẹ lo lắng, vội vàng giấu:
- Không sao, vừa nãy con về vội quá, không cẩn thận nên đập vào cửa! - Mọi người đều đang lo lắng về việc của Quân Quân, thấy con gái nói vậy nên cũng không để tâm nữa.
Thời gian từng giây từng phút trôi qua. Ba tiếng đồng hồ đã trôi qua, cuối cùng cửa phòng mổ cũng bật mở, cả nhà vội vàng đứng lên. Bác sĩ mổ chính là bạn của bố, vừa đi ra đã bắt tay bố cô:
- Anh Diệp, thằng bé đúng là phúc lớn mạng lớn, cũng may mà giữ được cái chân.
Mẹ vừa nghe thấy thế đã mừng quá mà rơi lệ, bố thì rối rít cảm ơn người ta, mừng tới nỗi không biết nói gì. Bác sĩ lại dặn dò vài câu, nói là giờ Quân Quân vẫn còn rất yếu, công hiệu của thuốc mê còn chưa hết nên phải một, hai tiếng nữa mới được vào thăm.
Hòn đá trong lòng cuối cùng cũng được hạ xuống. Hy Lôi nhìn bố mẹ dung nhan tiều tụy, đau lòng nói:
- Con đi mua gì cho bố mẹ ăn, nhân tiện nộp tiền luôn. - Mua cơm quay về, ở phòng khám, Hy Lôi lại yêu cầu bác sĩ kiểm tra qua vết thương của mình, hơn nữa nói dối là để xin cơ quan cho nghỉ bệnh nên nhờ bệnh viện cho một giấy chứng nhận chẩn đoán tình trạng vết thương. Trên kết quả chẩn đoán viết, cơ thể bị thương nhiều chỗ ở phần mềm, mức độ nhẹ. Hy Lôi gấp cẩn thận tờ giấy chứng minh rồi nhét vào túi áo.
Buổi tối thì Quân Quân tỉnh dậy. Thấy bố mẹ và chị gái đều ở cạnh, cậu mỉm cười yếu ớt:
- Sao thế? Chị cũng về à.
Mẹ thấy con trai đã tỉnh dậy, vội nói:
- Con làm bố mẹ sợ quá. Giờ con thấy thế nào?
- Chẳng phải con tỉnh rồi sao? Đừng lo, không chết được đâu! Ôi dà, vừa nãy ngủ một giấc, con còn nằm mơ. - Quân Quân cố ý nói thật nhẹ nhàng để bố mẹ không lo. Mẹ nắm lấy tay cậu, đau lòng xoa nhẹ lên đó, dịu dàng nói:
- Không sao là tốt, không sao là tốt.
Quân Quân ăn được một ít đồ, Hy Lôi thương bố mẹ đã lớn tuổi nên bảo họ về nhà nghỉ ngơi, cô ở lại bệnh viện chăm sóc em. Quân Quân sau phẫu thuật vẫn còn yếu, nhanh chóng ngủ thiếp đi. Hy Lôi tắt đèn, tĩnh tâm lại rồi nhớ về những chuyện xảy ra ở nhà Hứa Bân lúc sáng. Trong lòng cô thấy đau nhói, một mình ngồi trong bóng tối rơi lệ. Cuộc hôn nhân của cô cuối cùng cũng đi đến bờ vực thẳm.
4.
- Chị, chị! Diệp Hy Lôi!
Mơ màng mở mắt ra trong tiếng gọi của Quân Quân, ánh nắng mùa đông chiếu qua cánh cử
Bài viết liên quan!
VỀ TRANG CHỦTải game mobile miễn phí
© Anhhungpro.info wap giải trí tổng họp
Sitemap.html,Sitemap.xml,Ror.xml,Urllist.txtTải game android iphone ipad, Truyện ngắn tình yêu, Tiểu thuyết ngôn tình
1171/1553